Xu hướng biến động của tình hình dầu lửa thế giớ

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 72 - 73)

Nhu cầu dầu lửa trên thế giới sẽ tiếp tục tăng với tốc độ rất nhanh. Theo dự báo của Cục thông tin năng lượng Mỹ (EIA), đến năm 2025 nhu cầu dầu lửa của toàn thế giới sẽ tăng lên 37% vào năm 2030, đạt mức 118 triệu thùng/ngày so với mức 86 triệu thùng/ngày như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ gia tăng là do ngành giao thông vận tải và công nghiệp. Đến năm 2030, xăng dầu vẫn là nhiên liệu chính phục vụ cho các phương tiện giao thông vận tải. Nhu cầu xăng dầu phục vụ giao thông vận tải chiếm 50% trong tổng số nhu cầu gia tăng của thế giới; nhu cầu xăng dầu phục vụ công nghiệp chiếm 39% [57, pg.59].

Trong thời gian tới, có nhiều khả năng cho thấy giá dầu vẫn sẽ tăng. Trong giai đoạn 2007-2009 giá dầu đã nhiều lần “leo thang” và “chạm đáy” xuống mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử. Điển hình là vào tháng 7/2008 giá dầu đã đạt 147,47 USD/thùng và sau đó giảm xuống 33,87 USD/thùng vào tháng 1/2009. Giá dầu tăng lên có nhiều nguyên nhân, cả về kinh tế lẫn chính trị như: tình hình bất ổn ở các nước có nguồn cung cấp dầu lửa lớn trên thế giới, nhất là Vịnh Pếc-xích, tình hình chính trị rắc rối ở Vênêzuêla, ngoài ra, còn do tình trạng đầu cơ, thao túng giá cả của một số nước và tổ chức trên thế giới. Gần đây, tình hình Iran là nhân tố chính khiến giá dầu tăng vọt. Các chuyên gia cảnh báo, giá dầu sẽ tăng rất mạnh nếu xảy ra cuộc chiến giữa Mỹ và Iran. Nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC này có thể ngừng xuất khẩu dầu thô và như vậy giá dầu thế giới sẽ tăng vọt. Tháng 6/2009, Chính phủ Arập Xê út cảnh báo, nếu để xảy ra xung đột quân sự giữa Phương Tây với Iran thì giá dầu trên thế giới có thể tăng gấp 3 lần. Do đó, mỗi khi có khủng hoảng dầu lửa, thì các nước này thường bị ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất và thường dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế kèm theo [64, pg.57].

73

Nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng đã làm cho dầu lửa ngày càng trở thành vấn đề sinh tồn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế - chính trị, trong những năm tới và cả nữa đầu thế kỷ XXI, dầu lửa sẽ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế. Ai bảo đảm được an ninh dầu lửa, người đó sẽ duy trì được tăng trưởng kinh tế. Ai cầm trịch được các nguồn dầu lửa, người đó sẽ có uy lực trong quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)