Các cơ sở khai thác và tuyến vận chuyển dầu lửa không thể an toàn tại một khu vực có quá nhiều căng thẳng cũ và mới. Đó là lập luận làm nền tảng cho việc đánh giá các biện pháp quân sự trong chính sách đối với khu vực Vịnh Pếc-xích của Mỹ. Các biện pháp này bao gồm việc lập liên minh quân sự, viện trợ quân sự, thiết lập căn cứ quân sự tại khu vực và khi cần thiết là can thiệp quân sự vào xung đột cụ thể hoặc vào nội tình quốc gia đó. “Trong khi giới doanh nghiệp tư nhân kiểm soát những hoạt động thường nhật ở các giếng dầu thì giới công chức chiến đấu chống lại chủ nghĩa quốc gia
67
của thế giới thứ Ba”. Chính sách của Mỹ là chính thức hóa các hoạt động quân sự nhằm bảo đảm lợi ích dầu mỏ của Mỹ ở vùng Vịnh.
Washington và Lầu Năm Góc xây dựng và gia nhập hàng chục liên minh quân sự. Liên minh quân sự đầu tiên và quan trọng nhất của Mỹ là khối quân sự Bắc Đại tây Dương (NATO) ở Tây Âu. Hiệp ước CENTO giữa Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakixtan và Iran thiết lập một phòng tuyến bờ Nam Liên Xô.
Bảng 2.4: Viện trợ và bán vũ khí của Mỹ cho các đồng minh chủ yếu ở khu vực Vịnh Pếc-xích giai đoạn 1991 - 1995 (Đơn vị: Triệu USD)
Quốc gia Bán vũ khí (1991) Viện trợ quân sự (1995)
Iran 10.660.9 766,7
Ixraen 11.129,4 160,0
Arập Xê út 22.028,3 23,9
Nguồn: [29] Trong chính sách với vùng Vịnh Pếc-xích, viện trợ và bán vũ khí của Mỹ chủ yếu diễn ra với bốn đồng minh chính: Ixraen, Iran, Arập Xê út (xem bảng 2.4). Viện trợ quân sự có nhiều điểm lợi. Thứ nhất, kèm theo viện trợ quân sự, Mỹ xúc tiến bán vũ khí, xăng dầu và nhất là hàng hóa. Như vậy, viện trợ dù bằng tiền để rồi nước sở tại mua thiết bị của Mỹ hay viện trợ trực tiếp bởi hàng hóa đều là những cách giúp mở rộng thị trường cho hàng hóa của các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hoa Kỳ. Thứ hai, để đổi lại viện trợ các đồng minh này phải bán lại cho Mỹ nhiều nguồn nguyên liệu với giá rẻ. Đáng chú ý là Arập Xê út đứng đầu bảng trong danh dách các nước mua vũ khí của Mỹ (năm 1991) [8, tr. 32].
Thứ ba, đi kèm với viện trợ, một trong những thỏa thuận mà Mỹ có thể đưa ra là thiết lập căn cứ ở nước sở tại. Để thực hiện chiến lược bao vây Liên Xô và nhằm bảo vệ sự an toàn lợi ích dầu mỏ, Mỹ xác định tại Vịnh Pếc-xích những điểm có vị trí chiến lược để đặt căn cứ quân sự là Arập Xê út, trong đó Arập Xê út được Mỹ chính thức đặt căn cứ quân sự trong những năm 1988. Đi xa hơn, Mỹ có những hoạt động can thiệp, hỗ trợ lật đỗ chính quyền không thân Mỹ tại vùng Vịnh. Đó là trường hợp của hỗ trợ đảo chính ở Iran can thiệp vào Libăng và Irắc năm 1991. Cùng với đó, Mỹ tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình dưới lá cờ của Liên
68
Hiệp Quốc. Các bảng liệt kê những biện pháp quân sự của Mỹ và việc thực thi chúng [57, pg.61]:
Bảng 2.5: Chính sách can thiệp của Mỹ vào các nƣớc giai đoạn 1981-2010
Thập niên Nơi can thiệp Số lần
1981-1990 Chiến tranh Việt Nam, Libăng, Iran 11
1991-2000 Libi, Granađa, Xômali 23
2001-2010 Vịnh Pếc-xích, Irắc, Haiti, Bôxnhia, Nam Tư, Đông Timo, Panama 8 Nguồn: [35] Các hoạt động can thiệp quân sự của Mỹ trong một số trường hợp là biện pháp để chống chính sách quốc hữu hóa của một số nước Vịnh Pếc-xích đối với các cơ sở công nghiệp của Mỹ và đồng minh phương Tây.
Biện pháp vũ lực (qua chiến tranh vùng Vịnh) và cấm vận kinh tế đối với Irắc là hai công cụ chính để Mỹ áp đặt ý chí lên một nước vùng Vịnh dám đi ngược lại lợi ích của Mỹ. Sau chiến tranh vùng Vịnh, chính sách của Mỹ đối với khu vực này có những chuyển biến quan trọng song dầu mỏ tiếp tục đóng vai trò là cơ sở nhận thức hàng đầu của chính sách đó. Trong lĩnh vực an ninh quân sự, Mỹ đã có căn cứ quân sự đóng tại các quốc gia Vịnh Pếc-xích, mở ra cho Mỹ một đài quan sát hướng vào Trung Đông, Nga và Apghanistan.
Thông qua mối quan hệ với các quốc gia vùng Vịnh, Mỹ đã thiết lập được các quan hệ quân sự ràng buộc chặt chẽ với các quốc gia này. Mỹ thiết lập căn cứ quân sự chặt chẽ với Arập Xê-út, Cô oét… Duy trì sự hiện diện quân sự của mình ở Irắc, Apghanistan. Những nhân tố này tạo thuận lợi cho việc Mỹ có thể khống chế khu vực giàu tiềm năng dầu lửa này.
Với các hệ thống căn cứ quân sự được bố trí dày đặc ở Vịnh Pếc-xích và Trung Đông: lực lượng quân sự bố trí ở Arập Xê-út, Cô-oét, UAE, đảo Điagôgratxia, Dibuti, Yêmen. Mỹ có thể thuận lợi trong việc phát động cuộc chiến chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan trong khu vực, không để cho lực lượng này đe dọa những lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế và quân sự của Mỹ cũng như các nước đồng minh.
69
Mỹ tăng cường hỗ trợ quân sự cho các đồng minh Arập: đặc biệt là Arập Xê-út và Ai Cập để cho lực lượng quân sự của hai nước này vững mạnh, làm đối trọng với Iran. Tiếp tục hậu thuẫn cho Ixraen,tạo cho quốc gia này thành người lính xung kích, một lực lượng có thể tiêu diệt bất cứ nước nào đe dọa lợi ích của Mỹ ở khu vực. Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Ixraen 3 tỷ USD, 1,3 tỷ cho Ai Cập, 1 tỷ cho Gioocđani.
Khó khăn: Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ lấy cớ Trung Đông là khu vực tồn tại và phát triển của Chủ nghĩa khủng bố và Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nên đã tiến hành can thiệp quân sự vào Irắc và Apghanistan. Việc Washington và các nước đồng minh duy trì một lực lượng quân sự hùng mạnh ở Irắc và Apghanistan đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Apghanistan, Irắc và dư luận khu vực Trung Đông. Dư luận các nước cho rằng việc Mỹ và đồng minh duy trì một lực lượng quân sự lâu dài trên nước họ làm căn nguyên dẫn tới chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh, gây nên sự mâu thuẫn và chia rẽ trong nội bộ của Irắc và Apghanistan. Ví dụ: Sau khi Mỹ đưa quân vào Irắc, mâu thuẫn giữa người Cuốc, người Siai và người Sunni không những không giảm mà còn tăng lên. Những mâu thuẫn này đã dẫn tới, trong 8 năm Mỹ xâm lược Irắc đã có 1,2 triệu người Irắc bị chết bởi các cuộc xung đột giáo phái, sắc tộc.
Dư luận Trung Đông yêu cầu Mỹ phải rút quân ra khỏi Irắc và Apghanistan, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trong khu vực.
Hiện nay, Mỹ vẫn duy trì một lực lượng quân sự hùng hậu ở vùng Vịnh. Việc Washington duy trì lực lượng quân sự lớn mạnh ở đây trên danh nghĩa có thể đảm bảo lợi ích an ninh trước mắt cho một số quốc gia đồng minh của Mỹ trong khu vực. Nhưng về lâu dài, lực lượng quân sự này sẽ có nguy cơ đe dọa đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Với lực lượng quân sự này, Mỹ có thể can thiệp vào bất cứ một quốc gia Trung Đông nào nếu Mỹ cần. Việc Mỹ duy trì lực lượng quân sự lớn mạnh ở trong khu vực cũng tạo tiền đề cho khu vực vốn đã bất ổn về an ninh chính trị nay có nguy cơ bất ổn hơn. Nên dư luận khu vực yêu cầu Mỹ rút các lực lượng quân sự cũng như các căn cư quân sự của Mỹ để đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.
70
Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với một số quốc gia đồng minh như: Arập Xê út, Ixraen, dùng các quốc gia này làm đối trọng với Iran, Xiri, những quốc gia đối địch với Mỹ. Điều này, làm cho nội bộ khu vực trở nên bất ổn, nguy cơ chiến tranh giữa các quốc gia luôn hiện hữu.
2.3. Tiểu kết Chƣơng 2
Chính sách đối với Vịnh Pếc-xích của Mỹ được điều chỉnh mạnh kể từ sau Chiến tranh lạnh theo hướng chú trọng can thiệp vũ trang và đe dọa sử dụng vũ lực thay vì tăng cường các biện pháp ngoại giao. Dù đã có những thay đổi về mặt nội dung nhưng Mỹ cơ bản vẫn thực thi chính sách hai mặt: tiếp tục thiên vị Ixraen và gây sức ép đối với các nước Arập, nhất là trong các vấn đề thuộc diện ưu tiên của Mỹ như chống khủng bố và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Người ta dễ dàng nhận thấy từ tuyên bố chính sách của Mỹ đến thực tế triển khai còn khoảng cách rất xa. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều thất bại của Mỹ ở khu vực. Thậm chí có ý kiến cho rằng, phải chăng chính những chính sách của Mỹ bị phản tác dụng và còn tạo thêm động lực cho chủ nghĩa khủng bố và bất ổn về mọi mặt như chúng ta đang được chứng kiến ở Irắc? Từ chính sách đối ngoại của Mỹ có thể đưa ra một số nhận định như sau:
Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực vùng Vịnh đều phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ chứ không giống như những lời đường mật mà các chính khách Mỹ thường rêu rao trên các diễn đàn quốc tế như: nước Mỹ đem lại tự do cho dân tộc, góp phần mang lại hòa bình cho các quốc gia, xây dựng nền tự do dân chủ thực sự.
Thứ hai, mặc dù chính sách đối ngoại có sự thay đổi theo thời gian cho phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể của thời đại, cũng như gắn liền với cá tính của các đời Tổng thống và được thực hiện bằng những biện pháp khác nhau, song nhìn tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ ở Vịnh Pếc-xích vẫn nhằm đến cái đích cuối cùng là duy trì bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội…của Mỹ ở khu vực này. Do vậy, có thể khẳng định: “Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không có những thay đổi cơ bản, có chăng chỉ là trong cách thức thực hiện mà thôi.”
71
Thứ ba, trong thời gian tới chính sách đối ngoại của Mỹ ở vùng Vịnh sẽ rất khó thực hiện vì “sau chiến tranh lạnh, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang là xu hướng nổi trội trong quan hệ quốc tế”. Đồng thời, Mỹ sẽ gặp phải sự thách thức không nhỏ từ các chủ thể bên trong và bên ngoài khu vực Iran, Ixraen, Nga, Trung Quốc, EU….
Thứ tư, ở một góc độ nào đó chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, nước Mỹ cũng giữ một vai trò nhất định trong việc giữ gìn và đem lại hòa bình cho khu vực Vịnh Pếc-xích. Đây chính là điều mà Brzezinski- nguyên cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ từng đề cập khi ông viết: “Tuy đa số các nước nằm trong vùng Vịnh mất ổn định, song ở đó lại có sự hiện diện của Mỹ với tư cách như một trọng tài. Do vậy, khu vực bất ổn ở vòng ngoài là một khu vực chỉ có một nước bá quyền và quyền lực của nó đã làm tình hình dịu đi”.
72
CHƢƠNG 3.