Đối với Iran, tiếp tục theo đuổi và phát triển chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình bất chấp sự phản đối của Mỹ và phương Tây nhằm mục đích bảo đảm nguồn năng lượng điện bị thiếu hụt và có được vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh quốc gia trước sức ép của Mỹ, phương Tây và Ixraen.
Phản ứng của Iran đối với chính sách năng lượng của Mỹ đối với các quốc gia OPEC khi họ gây sức ép buộc các quốc gia OPEC phải tăng sản lượng phục vụ các nhu cầu kinh tế của nước Mỹ.
Gây sức ép buộc các quốc gia OPEC không được phép ký các Hợp đồng dầu mỏ với các cường quốc khác đang cạnh tranh quyết liệt với Mỹ trong việc khai thác dầu mỏ ở Trung Đông. Ví dụ với Nga và Trung Quốc.
Phản đối việc Mỹ ngăn cản Nga và Trung Quốc ký các Hợp đồng dầu mỏ với Iran. Cả Nga và Trung Quốc hiện đang có những hợp đồng dầu lửa lớn ở Iran.
*Đối với Nga: Hai Tập đoàn Dầu khí hàng đầu của nước Nga là Gazprom và Sinep hiện đang có những hợp đồng dầu lửa lớn ở Iran. Hai tập đoàn này đã hợp tác với Tập đoàn Dầu lửa quốc gia Iran, khai thác dầu khí ở khu vực biển Caspi thuộc quyền kiểm soát của Iran. Têhêran có ý định hợp tác với Nga và các quốc gia Trung Á ở vên bờ Caspi phân định và khai thác chung nguồn dầu khí, đồng thời bảo đảm lợi ích về kinh tế và chính trị của Iran trong khu vực. Têhêran có ý định hợp tác với Nga và các quốc gia Trung Á để xây dựng đường ống dẫn dầu khí từ các nước này qua lãnh thổ Iran ra biển Ấn Độ Dương để xuất khẩu tới các nước. Matxcova đã hợp tác với Iran trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình khi quyết định sẽ xây dựng mới cho Iran 2 nhà máy điện hạt nhân ở Natan và Itphahan, nâng cấp nhà máy điện hạt nhân ở Busher. Công nghệ luyện hạt nhân do Nga đảm nhận
84
để tránh sức ép của cơ quan năng lượng quốc tế hạt nhân (IAEA), Mỹ và phương tây cho rằng Têhêran bí mật phát triển chương trình năng lượng hạt nhân [32].
*Đối với Trung Quốc, các tập đoàn dầu khí hàng đầu của Trung Quốc như: Sinopếc, CNOOC hiện có những hợp đồng dầu lửa lớn ở Iran. Năm 2007, CNOOC đã ký với Iran hợp đồng xây dựng mỏ Aganađéc trị gía 20 tỷ USD. Trung Quốc định hợp tác với Iran xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ Iran qua Pakixtan về Tân Cương (Trung Quốc).
Trước việc Nga và Trung Quốc đều có những lợi ích dầu lửa tại Iran. Lấy cớ chính quyền Iran đang mâu thuẫn với phương Tây và Mỹ trong vấn đề hạt nhân. Washington đã gây sức ép với Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết 1718 (tháng 10/2006) và bản nghị quyết tháng 10/2010, qua đó trừng phạt và cấm các công ty nước ngoài làm việc với Têhêran, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu lửa. Điều này làm suy yếu ảnh hưởng và lợi ích kinh tế của Nga và Trung Quốc ở Iran.
Thông qua việc mâu thuẫn với Iran trong chương trình hạt nhân của các quốc gia này, Mỹ có ý định ngăn chặn và cấm Iran xuất khẩu nguồn tài nguyên dầu lửa và khí đốt ra ngoài nhằm làm suy yếu sức mạnh của nhà nước Iran. Bởi 60% thu nhập của Iran là từ dầu lửa. Nên Iran phản đối thái độ và chính sách năng lượng của Mỹ.
Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc đều có những ý đồ hợp tác trong việc khai thác và xuất khẩu dầu lửa của Iran.
Đối với Nga: Nga đang muốn hợp tác với Iran trong việc xây dựng một đường ống dẫn dầu nối nước Nga - Kazakhstan - Turkmenistan - Iran ra biển Ấn Độ Dương.
Thứ hai, xây dựng một đường ống dẫn dầu và khí từ nước Cộng hòa Đagetxtan (thuộc Nga) qua Azerbaijzan sang Iran ra biển Ấn Độ Dương.
Đối với Trung Quốc: Trung Quốc có ý định hợp tác với Iran trong việc xây dựng đường ống dẫn dầu. Thứ nhất, từ Iran sang Pakixtan tới khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ chuyên chở dầu mỏ trực tiếp từ Iran qua biển Ấn Độ Dương sang eo Malacca về Trung Quốc.
85
Đa dạng hóa nguồn dầu khí xuất khẩu, kêu gọi Trung Quốc và Nga, hai cường quốc thế giới vào khai thác tiềm năng dầu lửa của nước này. Khi cần, Iran có thể hợp tác với hai nước trên chống lại ý đồ của Mỹ cấm các nước hợp tác với Iran trong lĩnh vực dầu lửa nhằm làm suy yếu địa vị kinh tế của Iran.
Đối với Irắc, quốc gia này hiện nay vẫn rơi vào tình trạng bất ổn về chính trị và giáo phái sâu sắc. Chính vì vậy, sự hiện diện của quân đội Mỹ trên một phương diện nào đó vẫn có lợi cho chính phủ của Thủ tướng Almaniki (một đồng minh thân cận của Mỹ).
Sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ giúp cho Irắc có thể ổn định tình hình chính trị đất nước, khôi phục và phát triển kinh tế sau những năm chiến tranh.
Đối với các quốc gia vùng Vịnh, các nước này muốn có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự. Bởi sự hiện diện của Mỹ sẽ giúp các quốc gia này ổn định chính trị, chống lại được các nguy cơ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và xung đột sắc tộc có thể xảy ra ở các nước này.
Cho phép Mỹ duy trì lâu dài các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ nước mình nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh của Iran - một quốc gia theo dòng Hồi giáo Siai đối địch với họ (các nước vùng Vịnh đều theo dòng Arập Sunni). Ngăn chặn tranh giành giữa các cường quốc ở Vịnh Pếc-xích Iran, Arập Xê-út.