Về chính trị

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 55)

Với Vịnh Pếc-xích, lợi ích dầu lửa, thương mại, đầu tư, địa-chiến lược là nhận thức chủ đạo chi phối chính sách của Mỹ đối với khu vực này. Vì vậy, Mỹ xác định quyền lợi dầu mỏ phải đi liền việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định chính trị của khu vực.

Đối với các quốc gia vùng Vịnh, chính sách của Mỹ mang tính chất chiến lược và toàn diện. Mục tiêu của Mỹ là một nước Irắc có chủ quyền, ổn định và tự lực cánh sinh. Để đạt được mục tiêu đó, Mỹ thực hiện chính sách tiếp tục thúc đẩy một Chính phủ Irắc công bằng, có trách nhiệm và không hỗ trợ cũng như cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho những kẻ khủng bố. Chính sách của Mỹ sẽ xây dựng các mối quan hệ mới về thương mại và buôn bán giữa Irắc và thế giới, tạo điều kiện cho Irắc có được vị trí đúng đắn trong cộng đồng quốc tế và góp phần vào hòa bình-an ninh khu vực Vịnh Pếc-xích. Mỹ ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng ở khu vực Trung Đông, trung gian hòa giải cuộc xung đột Ixraen-Palextin, thành viên nhóm bộ tứ, giải quyết hòa bình Trung Đông. Chính sách của Mỹ là theo đuổi hòa bình giữa Arập và Ixraen: Mỹ, Ixraen, Palextin và các quốc gia Arập đều có lợi ích trong một giải pháp hòa

56

bình đối với cuộc xung đột Arập-Ixraen, một giải pháp mà các nguyện vọng chính đáng của nhân dân Ixraen và Palextin về an ninh và phẩm giá được thực hiện, Ixraen đạt được hòa bình lâu dài và an toàn với tất cả các nước láng giềng.

Chính sách đối ngoại của Mỹ là tìm kiếm giải pháp giữa các quốc gia vùng Vịnh sống bên cạnh nhau trong hòa bình và an ninh-một nhà nước Do Thái của Ixraen, với nền an ninh, sự thừa nhận và các quyền thật sự cho tất cả người dân Ixraen. Hòa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc trong khu vực và với các đối tác có chung chí hướng nhằm thúc đẩy các cuộc thương lượng giải quyết các vấn đề về quy chế lâu dài: an ninh cho người dân Palextin và Ixraen; biên giới, người tị nạn và Giêruxalem. Chúng ta cũng tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế nhằm xây dựng các thể chế cho một nhà nước Palextin, đồng thời ủng hộ sự phát triển kinh tế mà có thể đem lại cơ hội cho người dân Palextin.

Một thành tựu cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ đối với các quốc gia Vịnh Pếc-xích là thúc đẩy một Iran có trách nhiệm. Trong nhiều thập kỷ, Cộng hòa Hồi giáo Iran đã gây nguy hiểm cho an ninh khu vực và nước Mỹ, đã không thực hiện các trách nhiệm quốc tế của mình. Trong chính sách của Hoa Kỳ muốn tìm kiếm một tương lai trong đó Iran đáp ứng các trách nhiệm quốc tế, có một vị trí đúng đắn trong cộng đồng các quốc gia, và được hưởng các cơ hội kinh tế và chính trị mà người dân nước này xứng đáng được nhận. Tuy nhiên, nếu như Chính phủ Iran tiếp tục không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, nước này sẽ phải đối mặt với sự cô lập lớn hơn [12, tr.76].

Ngoài những thành tựu nêu trên, Mỹ cũng thu được những kết quả nhất định trong chiến lược đối với các quốc gia vùng Vịnh.

Thứ nhất, vị trí và địa vị chính trị của Mỹ ở khu vực đã được xác lập một cách khá vững chắc. Trừ Iran, Xiri, Libi (những quốc gia có tư tưởng chống Mỹ) còn lại hầu hết các chính phủ khác trong khu vực vùng Vịnh đều thân thiện với Mỹ hoặc ít nhiều chịu những ràng buộc về kinh tế, chính trị, an ninh với Washington.

Thứ hai, kế hoạch “thay đổi dân chủ Trung Đông” của Mỹ ít nhiều cũng đã thu được kết quả nhất định khi một số quốc gia bị Mỹ liệt vào danh sách những nhà

57

nước phản dân chủ độc tài chuyên chế đã bị Mỹ lật đổ. Ví dụ: Chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein ở Irắc bị Mỹ lật đổ vào năm 2003.

“Cuộc cách mạng hoa nhài” do Mỹ phát động từ đầu năm 2011 đến nay đã lật đổ các chính phủ ở Ai Cập, Tuynidi. Hoặc làm cho các Chính phủ ở các quốc gia khác gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với các lực lượng thân Mỹ ở Phương Tây: ở Libi, Xiri, Yêmen, Baranh, Angiêri.

Thứ ba, Mỹ có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối với các quố gia vùng Vịnh Pếc-xích. Bất cứ cường quốc nào trên thế giới kể cả những đồng minh thân cận của Washington nêu muốn xâm nhập vào thị trường Trung Đông hoặc muốn có ảnh hưởng chính trị ở đây thì đều phải thông qua Mỹ.

Thứ tư, do có sự hợp tác với Mỹ trên lĩnh vực chính trị nên các quốc gia vùng Vịnh và Trung Đông ít nhiều cũng có được sự ổn định về chính trị trong nội bộ quốc gia mình. Chống lại được những nguy cơ nổi lên của các lực lượng Hồi giáo cực đoan cấp tiến trong khu vực chống lại các Chính phủ này.

Thứ năm, sau sự kiện khủng bố 11/9, Mỹ coi Trung Đông là địa bàn chiến lược trong cuộc chiến chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan và khủng bố quốc tế. Washington đã thu được những thành quả nhất định trong việc tiêu diệt và làm suy yếu sức mạnh của lực lượng Taliban (ở Apghanistan), Mujahiden ở Pakixtan, trấn áp nhiều nhóm khủng bố ở Irắc, Yêmen, Xuđăng. Đặc biệt, ngày 4/5/2011, Mỹ đã tiêu diệt được Osama Bin Laden trùm khủng bố quốc tế bị truy nã gắt gao nhất trong 20 năm qua tại Pakixtan.

Thứ sáu, nhiều lực lượng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, li khai, Hồi giáo cực đoan cũng bị Mỹ trấn áp và làm suy yếu. Ví dụ như lực lượng của Đảng công nhân người Cuốc (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bên cạnh những thuận lợi trong chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh còn có một số hạn chế như sau:

Chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích bao gồm tất cả các mặt: chính trị, kinh tế và quân sự. Trong đó, lĩnh vực chính trị là vấn đề mà nhiều đời tổng thống quan tâm. Hoa Kỳ đã đưa ra “Sáng kiến đối tác Mỹ-Trung Đông” tháng

58

12/2002 và tuyên bố “Quan hệ đối tác vì sự tiến bộ và một tương lai chung của khu vực Vịnh” tháng 6/2004 ở Sea Island. Ngoài các lý do về an ninh, chính trị và kinh tế là thúc đẩy quá trình cải cách chính trị và dân chủ hóa ở các nước Mỹ cho là độc tài. Khó khăn lớn nhất của Mỹ là hầu hết các quốc gia Vịnh Pếc-xích trong suốt thời kỳ lịch sử của mình chưa bao giờ biết đến khái niệm dân chủ, và nhiều giáo lý cơ bản của Đạo Hồi cũng đi ngược lại các nguyên tắc dân chủ của Mỹ. Điều này, thể hiện quyết tâm làm thay đổi cục diện Trung Đông cho dù mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Mỹ gây áp lực với chính phủ các quốc gia vùng Vịnh nhằm tạo ra sự thay đổi ở tầm vĩ mô như kêu gọi bầu cử tự do, mở rộng khả năng tham gia vào hệ thống chính trị của các đảng phái có khuynh hướng chính trị khác nhau. Mỹ áp dụng chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt”, một mặt đưa ra các dự án và chương trình hỗ trợ cụ thể, mặt khác dọa trừng phạt dưới nhiều hình thức khác nhau nếu không “hợp tác”.

Chính sách và hành động của Mỹ tại Trung Đông cho thấy Mỹ sẵn sàng thách thức các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế- Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp quốc tế,v.v…để thực hiện các quyết định phục vụ lợi ích của mình. Việc Mỹ đơn phương sử dụng sức mạnh quân sự tấn công Irắc tạo ra tiền lệ nguy hiểm. Nếu các nước khác theo “gương” Mỹ áp dụng học thuyết “đánh đòn phủ đầu” và chủ nghĩa đơn phương thì hệ thống chính trị thế giới sẽ hoàn toàn bị đảo lộn. Nhưng nguy hiểm hơn là việc tạo cớ để can thiệp vào nước khác.

Chính sách đối với Vịnh Pếc-xích là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bất đồng và làm rạn nứt quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống, đặc biệt là các nước Châu Âu. Tuy lớn tiếng phản đối Mỹ nhưng rõ ràng Châu Âu đã bị Mỹ xem nhẹ. Mỹ chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không đếm xỉa đến lợi ích của đồng minh. Cho dù Mỹ và Châu Âu đã tìm cách hàn gắn quan hệ nhưng họ bằng mặt mà không bằng lòng. Những mâu thuẫn giữa hai bên không dễ gì được giải quyết khi Châu Âu cảm thấy đã bị Mỹ làm tổn thương nặng nề.

Chính sách của Mỹ gây lo ngại sâu sắc cho các quốc gia vùng Vịnh, trước hết là những nước có chế độ Mỹ cho là độc tài. Chính phủ các nước này phải chịu áp lực liên tục từ Mỹ khiến họ rất bất bình mà không thể công khai lên tiếng chỉ

59

trích Mỹ. Hành động “kiêu ngạo” của Mỹ cũng làm dấy lên tâm lý chống Mỹ trên toàn khu vực. Trong con mắt người dân Hồi giáo Trung Đông có lẽ chưa lúc nào uy tín của Mỹ ở Trung Đông lại thấp như hiện nay. Tuy nhiên, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy các nước này cũng tự nhận ra phải có sự điều chỉnh nhất định theo hướng tự do hơn dù không theo đúng kịch bản mà Mỹ mong muốn.

Qua việc thực thi chính sách Trung Đông, Mỹ nhận thấy những hạn chế của chủ nghĩa đơn phương. Cho dù là nước hùng mạnh nhất trên thế giới, một mình Mỹ không có đủ khả năng giải quyết vấn đề. Phải gánh vác phần lớn trách nhiệm tái thiết Irắc, Mỹ không những không thể ổn định được tình hình an ninh mà khiến cho nó càng trở nên tồi tệ. Mỹ đã tỏ ra mềm dẻo hơn qua việc tìm cách lôi kéo sự tham gia của Liên Hợp quốc và NATO cùng chia sẻ trách nhiệm. Mỹ cùng với Anh đề xuất một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Irắc và đã sẵn sàng chấp nhận sửa đổi một số điểm trong nội dung tới bốn lần để đáp ứng yêu cầu của Nga, Đức và Pháp. Điều này cho thấy Mỹ bắt đầu thận trọng hơn trong việc áp dụng chủ nghĩa đơn phương của mình.

Mỹ hợp tác chính trị với các Chính phủ các nước vùng Vịnh ngoài những mục đích về chống khủng bố, chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan. Mỹ thực chất muốn thâu tóm nguồn tài nguyên chiến lược của khu vực - dầu mỏ. Chính vì vậy, các nước trong khu vực chống lại mưu đồ muốn thâu tóm khu vực Trung Đông vào trong vòng ảnh hưởng của Washington.

Nền văn hóa Hồi giáo về cơ bản đó là một nền văn hóa khép kín mang bản sắc của người Phương Đông. Việc Mỹ ra sức quảng cáo và phổ biến mô hình văn hóa Mỹ tới các quốc gia vùng Vịnh, vô hình chung đã chống lại giá trị văn hóa truyền thống của những người dân trong khu vực, động chạm tới giá trị tín ngưỡng của họ. Người Hồi giáo và Arập ở Trung Đông cho rằng: văn hóa Mỹ đó là một nền văn hóa thực dụng, trần tục, không phù hợp với các giá trị văn hóa của họ nên họ chống lại.

Hiện nay, Mỹ áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông. Theo quan điểm của Washington chủ nghĩa khủng bố là khái niệm rộng không chỉ những tên khủng bố mà kể cả những nhà nước có quan điểm không thân Mỹ cũng bị quy vào khủng bố.

60

Điều này được minh chứng rõ nét khi Mỹ đem quân lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein năm 2003.

Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách thiên vị với Ixraen trong việc giải quyết xung đột Palextin-Ixraen. Quy các lực lượng Hồi giáo ở Palextin và Libăng, những lực lượng có cơ sở nhất định trong nhân dân các nước, đã giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử hợp pháp được quốc tế công nhận: phong trào Hamas ở Palextin năm 2006, Hezbollar ở Libăng năm 2007…Vào các lực lượng khủng bố vì các lực lượng này chống Ixraen (đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông).

Dư luận các nước vùng Vịnh Pếc-xích đều có quan điểm cho rằng các chính sách của Mỹ đối với khu vực này hiện nay mang dấu ấn của chủ nghĩa thực dân mới. Các quốc gia này trong quá khứ đều đã từng làm thuộc địa, vùng ảnh hưởng của các cường quốc thực dân cũ: Anh, Pháp. Họ không muốn quốc gia mình sẽ lại một lần nữa rơi vào vòng ảnh hưởng của Mỹ, họ có tinh thần, ý thức dân tộc. Chính vì vậy, họ chống lại các chính sách của Mỹ.

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)