Yếu tố dầu lửa trong quan hệ Mỹ Ảrập Xêút

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 44 - 48)

Vương quốc Arập Xê-út có diện tích lớn nhất trong bán đảo Arập với dân số khoảng 27 triệu người và thủ đô là Riyadh. Arập Xê-út được biết đến là quốc gia có trữ lượng dầu lửa và xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Nằm trong khu vực thường xuyên xảy ra xung đột và bất ổn định về chính trị, Arập Xê-út ngày càng đóng vai trò là quốc gia đầu tàu trong phát triển kinh tế, gia tăng quan hệ với các nước lớn và nỗ lực giải quyết hòa bình trong khu vực, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích. Trong khi các nước phương Tây đang ngày muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác về mọi mặt với quốc gia Hồi giáo này nhằm tăng cường hợp tác khai thác dầu khí và mong muốn Arập Xê-út là nhà cung cấp dầu lửa lớn nhất của mình thì Mỹ - một đồng minh lớn nhất của phương Tây, lại là nước có ảnh hưởng nhiều nhất đối với các chính sách đối ngoại của Arập Xê-út.

Dầu lửa luôn là ngành kinh tế mũi nhọn của Arập Xê út. Xuất khẩu dầu chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 50% GDP của cả nước. Arập luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong việc xuất khẩu dầu trong suốt 20 năm qua với sản lượng cung cấp chiếm 17% sản lượng dầu toàn thế giới và 31,5% sản lượng của OPEC.

Hiện nay, Arập Xê-út đang duy trì sản lượng khai thác dầu lửa vào khoảng 10,5-11 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, sản lượng lọc dầu cũng tăng lên khoảng 44% trong 5 năm tới. Arập Xê út cũng đang thực hiện 6 dự án lớn với tổng giá trị khoảng 69 tỷ USD. Các dự án dầu lửa sẽ thực hiện ở một số tỉnh như Kursani Yah, Shaybah, Khurais và Manifa-Shayba với tổng giá trị khoảng 20 tỷ USD. Tuy nhiên việc thực hiện các dự án trên cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro và không ổn định, nhưng Arập Xê-út đang cố gắng duy trì mức tăng đều sản lượng cho đến năm 2025 sẽ lên con số 15,1 triệu thùng/ngày [72, pg. 38].

Quan hệ ngoại giao giữa Arập Xê-út với Mỹ đã được thiết lập từ năm 1933. Quan hệ giữa Mỹ và Arập Xê út đã có phần chao đảo kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 mà trong đó có 7 kẻ khủng bố là người Arập Xê-út. Sau vụ khủng bố

45

kinh hoàng này, Arập Xê út là một trong những quốc gia nằm trong kế hoạch kiểm soát khủng bố của Mỹ. Mỹ đã nghi ngờ Arập Xê-út có dính líu đến tổ chức khủng bố Al-Qaeda bao gồm 7 kẻ là người Arập. Từ sau ngày 11/9/2001 cho đến nay, kiểm soát khủng bố là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Arập Xê- út với Mỹ. Tháng 3/2005, lần đầu tiên chính phủ Arập Xê-út đã tài trợ và đăng cai cho hội nghị chống khủng bố tại Riyad.

Mỹ rất chú trọng quan hệ kinh tế với các quốc gia dầu lửa để đảm bảo nguồn năng lượng cho sự phát triển kinh tế. Hợp tác dầu lửa với Arập Xê út luôn được Mỹ quan tâm số một trong khu vực Vịnh Pếc-xích. Những ưu tiên về chính trị của Mỹ với Arập Xê út cũng rất rõ ràng. Cả Washington và Riyad đều cần đến nhau. Đối với Arập Xê-út, không có sự lựa chọn nào khác cho sự bảo đảm về an ninh là Mỹ; còn đối với Mỹ, cũng không có gì có thể thay thế được dầu lửa của Arập Xê út. Dầu lửa là lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất giữa chính phủ hai nước mà lợi ích của nó mang lại là rất lớn trong mọi quan hệ giữa Mỹ và Arập Xê út. Quốc gia Hồi giáo này cung cấp khoảng 20% tổng số dầu thô cho Mỹ và có vai trò rất quan trọng trong nguồn cung cấp năng lượng phát triển kinh tế của Mỹ.

Được biết đến với tư cách là thành viên có ảnh hưởng nhất trong OPEC, Arập Xê út ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng giảm sản lượng và ổn định giá cả trên thị trường dầu lửa quốc tế. Ngày 25/04/2005, trong chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Mỹ tới Arập Xê út, cả hai nước đã ký kết được nhiều bản hiệp ước ghi nhớ về hợp tác dầu mỏ, Arập Xê út cam kết phấn đấu trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ đứng đầu của Mỹ. Ngày 15/04/2007, ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cũng có cuộc viếng thăm chính thức đến Arập Xê út để cùng đề xuất những bất ổn giá cả dầu lửa hiện nay. Tại đây, Arập Xê út cũng đề xuất một chiến lược dài hạn để giải quyết các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu. Quốc gia dầu lửa này sẽ phấn đấu nâng mức khai thác khoảng 12,5 triệu thùng đến 15 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2008. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB): “Tổng giá trị nhập khẩu dầu lửa của Mỹ dự kiến sẽ tăng từ 10,7 triệu thùng/ngày trong năm 2005 lên 18,2 triệu thùng trong năm 2020, trong đó nhập

46

khẩu dầu lửa từ Arập Xê út gia tăng từ 2,6 triệu thùng/ngày tới 4,9 triệu thùng/ngày”. Dưới đây là động thái tiêu dùng và nhập khẩu dầu lửa của Mỹ với các đối tác.

Bảng 2.2: Sản lượng tiêu dùng và nhập khẩu của Mỹ Đơn vị: triệu thùng/ngày

Sản lƣợng nhập khẩu của Mỹ 2006 2007 2008 2009 2010

Từ Arập Xê-út 1,552 1,774 1,826 1,696 1,702

Từ Canada 1,971 2,072 2,138 2,172 2,024

Từ Mêhicô 1,547 1,623 1,665 1,646 1,716

Từ Vênêzuêla 1,398 1,376 1,554 1,506 1,430

Tổng sản lượng nhập khẩu của Mỹ 11,530 12,264 13,145 13,976 13,884 Tổng sản lượng tiêu dùng của Mỹ 19,761 20,034 20,731 21,113 20,978

Nguồn [60]: DOE note: 2010 US consumsion figue

Trong những năm gần đây, Arập Xê út đã gia tăng sản lượng xuất khẩu dầu lửa tới Mỹ nhưng vẫn thấp hơn hai quốc gia láng giềng của Mỹ là Canada và Mêhicô. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu dầu lửa mà Mỹ nhập khẩu từ Arập Xê út là 1,552 triệu thùng/ngày, năm 2010 đạt mức 1,702 triệu thùng/ngày chỉ thấp hơn nước đứng thứ hai Mêhicô là 0,014 triệu thùng/ngày. Là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới và là quốc gia duy nhất có khả năng nâng sản lương khai thác dầu thô lên tới 15 triệu thùng/ngày vào năm 2010. Arập Xê út đang phấn đấu trở thành đối tác xuất khẩu dầu lửa số một của Mỹ.

Theo Bảng 2.3 dưới đây thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Arập Xê út luôn gia tăng từ năm 2005 đến tháng 6/2011. Nếu như trong năm 2005, kim ngạch thương mại 2 nước mới chỉ đạt 20 tỷ USD thì đến tháng 6/2011 con số này đã là 39 tỷ, tăng xấp xỉ 200%. Cán cân thương mại của Arập Xê út với Mỹ luôn thặng dư và có chiều hướng gia tăng mạnh. Năm 2005 thặng dư thương mại của Arập Xê út với Mỹ là 8,130 tỷ USD và tính đến tháng 6/2011 là 23,880 tỷ USD, tăng gần 300%. Lý do thặng dự này chủ yếu đem lại từ quan hệ thương mại dầu lửa giữa hai nước.

47

Mỹ luôn là nhà nhập khẩu dầu lửa lớn nhất của quốc gia đạo Hồi này và có chiều hướng tăng lên khi nền kinh tế Mỹ ngày càng phụ thuộc vào dầu lửa [5, tr. 41].

Bảng 2.3: Kim ngạch thương mại Arập Xê út-Mỹ (Triệu: USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân

2005 14,364.8 6,234.2 8,130.6 2006 13,272.2 5,957.6 7,314.6 2007 13,149.9 4,780.8 8,369.1 2008 18,068.6 4,595.7 13,472.9 2009 20,958.7 5,256.7 15,701.9 2010 27,192.6 6,812.8 20,379.8 Tháng 6/2011 31,688.9 7,808.2 23,880.7

Nguồn: U.S Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C.20233

Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Arập Xê út trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoại giao, chính trị…bởi những nhân tố sau:

Arập Xê út là mỏ dầu lớn nhất thế giới, chiếm ¼ trữ lượng dầu mỏ thế giới và là quê hương của hai thánh địa Hồi giáo linh thiêng nhất thế giới là Mecca và Medina. Chính vì thế, quốc gia này đang đóng vai trò địa - chính trị - kinh tế vô cùng quan trọng của thế giới Hồi giáo nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.

Hiện nay, Arập Xê-út là nhà cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho Mỹ. Trong những năm qua, Arập Xê-út đã có những cách nhìn nhận tiến bộ. Nước này thường xuyên, tích cực tăng cường thương mại quốc tế, mở cửa đầu tư cho hầu hết mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nằm trong khoản mục cấm đầu tư. Với những nỗ lực của mình, Mỹ và các tổ chức khu vực trên thế giới chưa bao giờ có những chính sách ưu tiên quan hệ ngoại giao - kinh tế đối với quốc gia dầu mỏ này như thời điểm hiện nay. Đổi lại, với tư cách là nước đi đầu trong số các quốc gia Vịnh Pếc-xích, Arập Xê út cũng luôn đóng vai trò là cầu nối và đồng minh tin cậy của Mỹ tại Trung Đông.

Arập Xê út là quốc gia Arập theo dòng Hồi giáo Sunni. Cùng với Ai Cập, Iran, Thổ Nhĩ kỳ, Rias ngày càng có tiếng nói quan trọng trên diễn đàn khu vực

48

Trung Đông cũng như trong thế giới Hồi giáo trên các vấn đề kinh tế, chính trị, chống khủng bố quốc tế, an ninh năng lượng…Arập Xê út cũng có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với chính quyền Hồi giáo Iran. Washington hy vọng với mối quan hệ thân thiện của mình với Arập Xê út sẽ giúp quốc gia này ngày càng có ảnh hưởng hơn trong khu vực. Đồng thời sử dụng Rias để đối chọi với chính quyền Hồi giáo Iran. Qua đó, làm suy yếu nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và nâng cao vị thế của Mỹ ở khu vực.

Arập Xê-út là một trong những quốc gia Trung Đông duy nhất thừa nhận Nhà nước Do Thái Ixraen (đồng minh số một của Mỹ ở Trung Đông) đồng thời công nhận sự tồn tại của Nhà nước Do Thái này. Rias luôn mong muốn giải quyết cuộc xung đột Ixraen - Palextin bằng biện pháp hòa bình. Điều này, tạo thuận lợi cho Washington hợp tác với Arập Xê út giải quyết cuộc xung đột Ixraen - Palextin.

Trong những năm gần đây, tận dụng ưu thế có nguồn dầu mỏ phong phú bậc nhất thế giới, Arập Xê-út gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực thông qua việc giải quyết các cuộc xung đột, các mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực. Arập Xê út sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Libăng, Ixraen-Palextin, khủng hoảng chính trị ở Yêmen, Ai Cập, vấn đề Đaphua ở Xuđăng. Washington hy vọng sẽ thông qua Arập Xê út để gia tăng hơn nữa ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Đông. Đồng thời, giải quyết những mâu thuẫn khúc mắc của mình với thế giới Arập.

Hợp tác với Arập Xê út, Mỹ sẽ có điều kiện thuận lợi để hợp tác với quốc gia này trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố mà Washington đang phát động ở khu vực Trung Đông, tạo thuận lợi trong việc triển khai chiến lược “Đại Trung Đông” ở khu vực này.

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)