Đánh giá chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 54 - 55)

Từ cách nhìn nhận về các quốc gia vùng Vịnh sau Chiến tranh lạnh, chính quyền Mỹ đã đưa ra chính sách toàn diện đối với khu vực này với tham vọng tạo nên những thay đổi cơ bản trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có thể thấy, bằng nhiều hình thức, biện pháp, công cụ khác nhau, Mỹ đã thâm nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống chính trị, kinh tế và quân sự ở Vịnh Pếc-xích. Mặc dù, trong quá trình

55

thực hiện chính sách đối với khu vực này gặp một số khó khăn trở ngại nhưng một số chính sách của Mỹ tại khu vực này bước đầu đã thành công.

Chính sách của Mỹ đối với các quốc gia Vịnh Pếc-xích nhằm theo đuổi bốn lợi ích quốc gia lâu dài sau:

- An ninh: An ninh của nước Mỹ, công dân Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ. - Thịnh vượng: Một nền kinh tế Mỹ hùng mạnh, sáng tạo và tăng trưởng trong một hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở khuyến khích cơ hội và sự thịnh vượng.

- Giá trị: Coi trọng những giá trị phổ quát trong nước cũng như trên thế giới.

- Trật tự quốc tế: Một trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo thúc đẩy hòa bình, an ninh và cơ hội thông qua sự hợp tác mạnh mẽ hơn để đối phó với những thách thức toàn cầu.

Mỗi lợi ích này gắn bó chặt chẽ với nhau: Không một lợi ích đơn lẻ nào có thể theo đuổi tách biệt, mà phải đồng thời, hành động tích cực ở một lĩnh vực sẽ hỗ trợ, thúc đẩy cả bốn lợi ích tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)