Thái độ của OPEC đối với chính sách dầu lửa của Mỹ

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 85 - 89)

Từ thập kỷ 1970 cho đến nay, dầu lửa đã tỏ ra là một vũ khí hết sức thành công của OPEC, tổ chức chủ yếu gồm các thành viên là các quốc gia Vịnh Pếc-xích. Nhưng sau Chiến tranh lạnh, vũ khí đó đã kém hiệu lực rất nhiều. Có bốn nguyên nhân giải thích điều đó.

Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của các nước không phải thành viên OPEC trong việc thăm dò và khai thác dầu làm giảm thế thương lượng của tổ chức này (Việt Nam chẳng hạn, đã trở thành một nhà sản xuất dầu lớn ở khu vực Đông Nam Á). OPEC dự báo sẽ hạ nhu cầu cung cấp dầu xuống dưới 1 triệu thùng dầu/ngày (tháng 4/2011) do suy thoái kinh tế tại các nước đang phát triển. OPEC cho biết sản lượng dầu của tổ chức này đã giảm 77.000 thùng/ngày trong tháng 9 xuống 29,90 triệu

86

thùng/ngày và cũng sẽ ở mức như vậy trong năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu dầu thô trên thế giới [11, tr. 65].

Thứ hai, OPEC cũng phải đối mặt với một tình thế là các nước tiêu dùng dầu chủ yếu trên thế giới, các nước phát triển và đang phát triển, tăng cường các biện pháp an ninh năng lượng nhằm đối phó với các khủng hoảng tương lai. Những biện pháp này gồm việc lập ra Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency), xây dựng hệ thống tương trợ khẩn cấp, gia tăng trao đổi thông tin và củng cố các khu dự trữ chiến lược.

Thứ ba, dầu lửa có bản chất là một hàng hóa và thị trường dầu lửa thế giới đã tăng tính năng động và minh bạch hơn. Giá dầu tăng nhanh vào ngày trước cuộc khủng hoảng vùng Vịnh khi Irắc đưa quân vào Cô-oét nhưng lại giảm đáng kể trước những điều chỉnh kịp thời của các nước liên quan. Vào đêm trước của chiến dịch Bão táp Sa mạc do Mỹ đứng đầu, giá dầu thực sự thấp hơn một nửa năm trước đó, tức là trước khi Irắc chiếm Cô-oét. Các quốc gia OPEC do nhận thức được tầm quan trọng của dầu mỏ trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ. Nên OPEC có những biện pháp để mặc cả với Mỹ trong nhiều vấn đề chính trị quốc tế của khu vực.

Bộ trưởng các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ yêu cầu họ tăng sản lượng khai thác dầu lửa. OPEC lo ngại trước sự suy giảm kinh tế Mỹ khiến giá dầu tiếp tục giảm từ mức đỉnh cao lịch sử trên 100 USD/thùng gần đây. Hầu hết các nước thành viên OPEC, tổ chức nắm tới 40% sản lượng khai thác dầu thô của thế giới, cho biết sẽ giữ nguyên sản lượng khai thác ở mức 29,67 triệu thùng/ngày như hiện nay. Quyết định của OPEC sẽ là một đòn giáng mạnh vào Mỹ, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Bush đã yêu cầu OPEC tăng sản lượng khai thác để giúp giảm giá dầu đang tăng cao hiện nay gây ảnh hưởng xấu tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giá dầu giảm lại không được các nước sản xuất dầu hoan nghênh vì thu nhập của họ từ xuất khẩu dầu bị giảm. Phát biểu với các phóng viên, quyền Bộ trưởng Dầu lửa Cô-oét, Al Alim cho biết “OPEC hầu như không lo ngại về tác động của sự suy thoái của kinh tế Mỹ đối với giá dầu”.

87

OPEC nhận thức được rằng dầu lửa là một thứ vũ khí quan trọng để cho các nước phát triển kinh tế, tăng thu nhập, chống lại những nguy cơ bất ổn xã hội, chống lại những biến động chính trị mà Mỹ có thể gây ra cho các quốc gia vùng Vịnh cũng như Trung Đông. Việc tăng sản lượng hay giảm sản lượng để xuất khẩu ra thị trường thế giới hay thị trường Mỹ đều do các nước trong khối thống nhất và quyết định. Việc OPEC có được thứ vũ khí dầu lửa này và có được sự đồng thuận trên cơ sở thống nhất giữa các thành viên trong tổ chức khiến Mỹ rất khó khăn trong việc gây sức ép hoặc đưa ra các điều kiện với các quốc gia OPEC.

3.4. Tiểu kết Chƣơng 3

Quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Vịnh Pếc-xích là quan hệ giữa một nước với một khu vực, với từng đối tượng ở khu vực và là chính sách giải quyết các vấn đề phát sinh trong những mối quan hệ đó. Ngoài nhân tố nội tại của khu vực là tính đa dạng và phức tạp của các đối tượng ở khu vực về sắc tộc, ngôn ngữ, lịch sử và dân cư. Đó là quan hệ giữa lợi ích địa - kinh tế và lợi ích địa - chiến lược, giữa chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa cộng sản. Với mục tiêu chống ảnh hưởng của Liên Xô và từng bước thế chân Anh tại khu vực, Mỹ đã thành công. Mỹ đã xác lập được ba đối tượng trụ cột trong quan hệ đối với Vịnh Pếc-xích là Ixraen, Iran và Arập Xê-út.

Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ đã khẳng định lại sự hiện diện ở Vịnh Pếc-xích qua cuộc chiến vùng Vịnh và duy trì các căn cứ quân sự tại khu vực này, thực hiện chiến lược kiềm chế kép với cả Iran và Irắc, đóng vai trò bảo trợ hiệu quả hơn cho vấn đề Palextin, tiếp tục duy trì quan hệ tốt với Arập Xê út và một số nước vùng Vịnh khác. Sang thời Tổng thống Bush (con), Mỹ tiếp tục nhấn mạnh nhân tố dầu lửa như một cơ sở hàng đầu khi xác định chính sách với các nước vùng Vịnh Pếc-xích, rằng lợi ích của Mỹ là sự tiếp cận liên tục và ổn định với nguồn dầu lửa dồi dào và ở mức giá rẻ từ khu vực. Những năm đầu thế kỷ XXI cho thấy Mỹ có những chuyển động lớn trong chính sách đối ngoại về dầu lửa: Tăng cường an ninh dầu lửa trong quan hệ với toàn khu vực Bắc Mỹ, chuyển hướng trọng tâm địa chiến lược sang vùng Vịnh để khai thác mỏ khí khổng lồ ở đây. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thách thưc nổi lên:

88

Thứ nhất, vấn đề Ixraen- Palextin chưa được giải quyết và đây không chỉ là xung đột giữa Ixraen với thế giới Arập mà còn là giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo.

Thứ hai, tranh giành tài nguyên chiến lược giữa các trung tâm kinh tế thế giới tiếp tục có những bước phát triển mới.

Thứ ba, xu hướng chống Mỹ gia tăng ở khu vực. Mỹ bị xem là nước chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế của mình mà chấp nhận duy trì những chính thể độc tài, đàn áp dân chủ và phản nhân quyền. Xu hướng này biểu hiện rõ nét qua sự nở rộ của các tổ chức khủng bố nhằm vào kiều dân Phương Tây và các cơ sở kinh tế khu vực của họ.

Thứ tư, Vịnh Pếc-xích là một kho vũ khí thông thường khổng lồ và ở đó một số nước dự định phát triển cả ba loại vũ khí nguy hiểm nhất (hạt nhân, hóa học, sinh học).

89

KẾT LUẬN

Năng lượng - đặc biệt là dầu lửa - đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với sự ổn định và an ninh của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ. Bên cạnh các mục tiêu về an ninh quân sự, chính trị thì nhân tố dầu lửa cũng có tính quyết định trong quan hệ Mỹ - Khu vực Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh.

Qua toàn bộ nghiên cứu về đề tài “Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh”, những kết luận sau được rút ra:

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 85 - 89)