Mỹ tập trung chiến lược vào các quốc gia vùng Vịnh ngoài mục đích củng cố vị trí siêu cường và bảo vệ các lợi ích chiến lược ở đây, nhất là kiểm soát nguồn dầu lửa, con đường vận chuyển dầu chiến lược và qua đó, khống chế các nước phụ thuộc vào nguồn dầu lửa từ khu vực như Nhật, Trung Quốc, EU…Mỹ tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn ở khu vực (Chiến tranh vùng Vịnh 1991 và Chiến tranh Irắc 2003); đưa ra kế hoạch “Đại Trung Đông” (6/2004) nhằm củng cố vị trí ở khu vực, mở rộng ảnh hưởng; tranh thủ Ixraen và nhóm Do Thái trong nội bộ Mỹ, kiềm chế ảnh hưởng của thế giới Arập, Iran, nắm vai trò chủ chốt và chi phối tiến trình hòa bình Trung Đông; Ký hiệp định tự do thương mại với Gioócđani, Marốc và đang thiết lập khu vực mậu dịch tự do Mỹ- Trung Đông (với sự tham gia của 21 nước Arập và lãnh thổ Palextin vào năm 2013).
Những thành tựu bước đầu mà Mỹ đã đạt được trong việc thực hiện chính sách đối với các quốc gia Vịnh Pếc-xích: Để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu lửa, các công ty Mỹ đã lập ra Công ty Dầu lửa Ảrập-Mỹ (Arabian-American Oil
61
Co(ARAMCO)). Mỹ đã đầu tư một khoản tài chính đáng kể cho Arập Xê út, hàng năm Mỹ có viện trợ kinh tế cho Arập Xê-út. Do thu nhập từ dầu lửa của Arập Xê-út tăng nhanh nên viện trợ của Mỹ tăng từ 57 triệu lên 663 triệu USD. Có thể nói, quan hệ Mỹ và Arập Xê út ngày càng được cải thiện. Hiện nay quan hệ giữa hai nước rất tốt đẹp nhờ sự hợp tác giữa các công ty dầu lửa.
Mỹ coi vùng Vịnh như một thị trường năng lượng riêng của mình. Trước hết là tìm cách mở thị trường Irắc với quyền được ưu tiên khai thác thuộc về Mỹ, sau đó làm cho nước này phải cạnh tranh với vốn và công nghệ của các hãng đa quốc gia, nhất là các công ty Mỹ nhằm buộc Irắc phụ thuộc vào công nghệ Mỹ. Với mong muốn đó, Mỹ hy vọng làm giảm ảnh hưởng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong việc áp đặt giá dầu qua thị phần nhập khẩu, hạn chế quyền của các nước Vịnh Pếc-xích trên thị trường nhiên liệu, cho phép Mỹ “thâm nhập vào thị trường dầu mỏ Trung Đông và phần còn lại của thế giới” [22, tr. 65].
* Mỹ và dự án đƣờng ống dẫn dầu Baku - Tbilisi - Sayhan (BTC)
Nhiệm vụ chiến lược đầu tiên của Mỹ là định hướng lại các tuyến đường ống dẫn dầu và gas từ các nước cộng hoà Xô viết cũ bằng các tuyến đường ống mới đi vòng qua Nga nhằm cô lập Nga với EU. Ngày 25/3/2007 dự án “Hành lang Đông- Tây” của Mỹ qua Baku, Tbilisi và Sayhan đã đưa vào sử dụng. Washington đã thiết lập một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp dầu lửa ở khu vực này với việc các công ty Mỹ và liên doanh Anh - Mỹ đang kiểm soát tới 27% trữ lượng dầu mỏ và 40% khí đốt của khu vực Caspi. Gần đây, một số công ty dầu lửa của Mỹ dựa vào thực lực kinh tế hùng hậu đã tích cực can dự vào các vấn đề ở khu vực Caspi, đồng thời qua đó cũng giành được quyền khai thác một số mỏ dầu tại khu vực này. Do vậy, bảo đảm an toàn tuyến đường vận chuyển dầu lửa từ Caspi ra bên ngoài cũng trở thành vấn đề hết sức quan trọng đối với Mỹ.
Từ thời Bill Clinton còn làm Tổng thống, Mỹ từng thúc đẩy việc xây dựng một đường ống dẫn dầu mới xuyên qua Trung Á. Vào thời điểm đó, các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ở Trung Đông có thể sẽ chỉ cung cấp được một nửa nhu cầu và đường ống dẫn dầu mới này sẽ
62
làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ đối với vùng Vịnh - khu vực có chứa nhiều nhân tố gây bất ổn định. Nếu kế hoạch “Đại Trung Á”, Mỹ cũng đã chủ trương “hình thành chiến lược xuất khẩu năng lượng xuống phía Nam, kiểm soát nguồn năng lượng của Trung Á”. Thì kế hoạch “Đại Trung Đông”, Mỹ kiểm soát nguồn dầu mỏ ở khu vực Trung Đông, mọi hành động của các quốc gia khác đến khu vực này đều phải thông qua Mỹ [24, tr. 85].
Nếu các nước Trung Á phụ thuộc vào đường ống dẫn dầu và cơ sở hạ tầng của Nga, bán dầu và khí ra thị trường thế giới theo các điều kiện của Nga, thì đối với Vịnh Pếc-xích, Mỹ đã hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển thị trường và đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho việc thăm dò, khai thác dầu khí. Mỹ đã xúc tiến và hậu thuẫn mạnh mẽ cho các công ty đa quốc gia đầu tư xây dựng các đường ống dẫn dầu và dẫn khí từ biển Caspi mà không cần đi qua Nga.
Về tổng thể, tuyến đường vận chuyển dầu lửa từ Caspi ra bên ngoài có 5 đường chính sau đây: Tuyến đường thứ nhất được gọi là “tuyến phía Bắc”. Tuyến này thông qua Nga và được coi là tuyến đường truyền thống. Tuyến đường thứ hai gọi là “tuyến phía Đông”. Tuyến đường này thông qua khu vực Tân Cương (Trung Quốc) để ra Thái Bình Dương. Tuyến thứ ba và tuyến thứ tư được mệnh danh là “tuyến phái Nam”: một đường qua Apghanistan để ra Ấn Độ Dương; còn đường kia qua Iran để chuyển tới vùng Vịnh. Đặc điểm chung của 2 tuyến đường này là rất gần, nhưng sau khi lật đổ chính quyền Taliban, tuyến đường qua Apghanistan mới được thực hiện; còn tuyến đường qua Iran thì Mỹ lại không muốn. Tuyến đường thứ 5 có tên gọi là “tuyến phía Tây”. Đây là tuyến đường chạy qua khu vực Cápcađơ và Thổ Nhĩ Kỳ, là tuyến đường mà Mỹ và phương Tây đều cảm thấy mãn nguyện. Nhưng để khống chế được con đường này, Mỹ cần phải nắm chắc toàn bộ Trung Á và khu vực Vịnh Pếc-xích.
Sự dính líu của Mỹ vào vùng Vịnh đi liền với các công ty xuyên quốc gia lớn trong lĩnh vực dầu mỏ, các hoạt động đầu tư, phối hợp và cạnh tranh với những trung tâm kinh tế lớn của thế giới để Mỹ vừa khai thác mỏ “vàng đen” của Vịnh Pếc-xích, vừa cùng phát triển với thế giới Phương Tây.
63
*Mỹ và đƣờng ống dẫn dầu xuyên Arập (Trans - Arabian Pipeline (TAPLINE))
Các chính quyền Mỹ đều hỗ trợ tích cực những công ty xuyên quốc gia này vì mục tiêu đặt ra trong chính sách năng lượng và cũng vì sự vận động chính sách tích cực của các công ty. Hệ quả là mối quan hệ cộng sinh giữa chính giới Mỹ và giới đại tư bản trong lĩnh vực năng lượng và dầu lửa. Hai minh chứng điển hình đến từ công ty liên doanh dầu lửa Mỹ-Arập Xê út (ARAMCO) và Công ty Dầu lửa Anh-Iran (AIOC).
Các đời Tổng thống Mỹ đã tập trung xây dựng một trụ cột quan hệ với khu vực Vịnh Pếc-xích là Arập Xê út. Các nghiên cứu của giới học giả Mỹ chỉ ra mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa ban giám đốc của ARAMCO, công ty liên doanh dầu khí lớn nhất giữa Mỹ và Arập Xê út, và giới hoạch định chính sách Mỹ. Một bên tập trung tối đa hóa quyền lợi từ dầu lửa, ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh và một bên coi dầu thô của Arập Xê út như nhiên liệu chính giúp phục hồi kinh tế Tây Âu, đồng minh chiến lược của Mỹ tại Châu Âu.
Kế hoạch Marshall là một nỗ lực nhằm vực dậy Châu Âu trong vòng ảnh hưởng của Mỹ được dành cho các sản phẩm dầu mỏ, không kể những khoản hỗ trợ xây dựng các nhà máy lọc dầu vốn hết sức tốn kém. Theo kế hoạch Marshall, hai công ty Standard Oil of New Jersey và Standard Oil of New York đã xây dựng các nhà máy lọc dầu lớn của Anh, do đó giảm phụ thuộc của các cơ sở lọc dầu của Mỹ vào thị trường Châu Âu. Các nhà máy lọc dầu này sử dụng chủ yếu các nguồn dầu lửa từ vùng Vịnh, nhất là từ nguồn do công ty ARAMCO khai thác. Để hỗ trợ ARAMCO, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đàm phán với chính quyền Arập Xê-út xây dựng đường ống dẫn dầu xuyên Arập (Trans-Arabian Pipeline-TAPLINE) chạy dài từ Dhahran của Arập Xê út tới Sidon, Libăng [17, tr. 74].
Đầu năm 2007, Mỹ và Turkmenistan đã ráo riết bàn thảo cùng xây dựng tuyến đường ống dẫn gas xuyên biển Caspi. Dự án này có công suất vận chuyển 30 tỷ m3/năm và chi phí khoảng gần 4 tỷ USD.
Thông qua mối quan hệ đồng minh với các quốc gia Vịnh Pếc-xích, Washington có được ưu thế nhất định so với các cường quốc khác trong việc ký kết
64
nhiều hợp đồng kinh tế với các nước trong khu vực này. Mỹ đã ký kết những hợp đồng dầu lửa với Arập Xê út, Cô-oét tạo thuận lợi trong việc phát triển nền kinh tế nước Mỹ.
Việc Mỹ xâm chiếm Irắc, Apghanistan hai quốc gia có tiềm năng dầu lửa và có vị trí chiến lược trong việc vận chuyển, đặt những đường ống dẫn dầu từ Trung Á, biển Caspi ra Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải đã tạo thuận lợi cho Washington có thể thực hiện được những tham vọng chính trị của mình đối với khu vực này. Irắc quốc gia có tiềm năng dầu lửa lớn thứ hai thế giới (115 tỉ thùng), Irắc là thuộc địa của Mỹ nên bất cứ quốc gia nào muốn làm ăn với Irắc đều phải thông qua Mỹ.
Như vậy, Mỹ đã giúp đỡ các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là các hãng dầu lửa quốc tế xây dựng cơ sở vật chất và khung pháp lý trong việc xây dựng các đường ống dẫn dầu. Nỗ lực này sẽ mở rộng khả năng vươn xa của chiến lược đường ống dẫn dầu Caspi của Mỹ tới Trung Á và tuyến đường ống dẫn dầu xuyên Arập. Các công ty dầu lửa của Mỹ đã ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị với các quốc gia Vịnh Pếc-xích, xây dựng đường ống dẫn dầu từ khu vực này ra thị trường thế giới, cung cấp năng lượng và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Mỹ.
Bên cạnh những thành tựu mà Mỹ đã đạt được trong chính sách kinh tế đối với các quốc gia vùng Vịnh, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Đối với Irắc, Mỹ đã không lường trước hết được những gì sẽ xảy ra khi quyết định tấn công Irắc. Sự sa lầy tại Irắc và sự kém hiệu quả của Mỹ trong kiểm soát tình hình đất nước đã làm cho những toan tính của Mỹ tan thành mây khói, thậm chí còn làm xấu đi tình hình năng lượng toàn cầu. Giá dầu thô đã lên tới mức kỷ lục 75 USD/thùng vào cuối tháng 4/2006, cao gấp 3 lần mức giá trước thời điểm Mỹ xâm lược Irắc tháng 3/2003.
Chế độ Saddam Hussein được xem là một mối đe dọa cho các lợi ích chiến lược của Mỹ ở vùng Vịnh Pếc-xích nhiều dầu mỏ, đặc biệt kể từ khi Irắc tấn công Cô-oét năm 1990. Mặc dù mức độ phụ thuộc của Mỹ vào dầu lửa ở vùng Vịnh trên thực tế không nặng nề như Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay, nhưng việc tìm kiếm các nguồn dầu lửa từ các nước dầu lửa đồng minh với Mỹ và trên thị trường thế giới đã xác định những lợi ích của Mỹ trong khu vực này. Việc Irắc tấn công Cô-oét đã đe dọa
65
những dàn xếp chiến lược giữa Mỹ với Arập Xê út và các nước Arập nhỏ bé hơn trong Vịnh Pếc-xích. Mỹ tuyên bố Saddam Hussein đang tìm cách thống trị vùng Vịnh, kiểm soát một phần lớn nguồn cung năng lượng của thế giới và đe dọa trực tiếp lợi ích của Mỹ và bè bạn của Mỹ trong toàn khu vực. Năm 2005, Mỹ nhập 13,5 triệu thùng dầu/ngày trên tổng số 20,6 triệu thùng tiêu thụ hàng ngày, trong đó dầu mỏ nhập từ Vịnh Pếc-xích chiếm 17% [19, tr. 52]. Việc thay thế chính phủ của Saddam bằng một chính phủ mới thân thiết với Mỹ và phương Tây sẽ không chỉ đem lại cho Mỹ và phương Tây một nguồn cung dầu mỏ lớn và ổn định mà còn đảm bảo cho họ nhiều lợi ích khác trong khu vực chiến lược Trung Đông với 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới.
Cuộc chiến tranh mà Mỹ gây ra ở Irắc làm cho ngành dầu mỏ Irắc vốn rất tồi tệ sau 20 năm đầu tư yếu kém lại bị tàn phá trong chiến tranh. Trong 3 năm qua, tổng cộng có tới 309 cuộc tấn công của các lực lượng nổi dậy vào các cơ sở dầu khí của Irắc. Theo Bộ Dầu mỏ Irắc, những cuộc tấn công này làm Irắc thiệt hại 6,25 tỉ USD riêng trong năm 2005. Hai tuyến đường ống dẫn dầu chiến lược của Irắc là tuyến Kirkuk - Sayhan vận chuyển khoảng 40% lượng dầu xuất khẩu của Irắc chạy từ mỏ Kirkuk sang cảng Sayhan của Thổ Nhĩ Kỳ và tuyến Basra ở phía nam đều đang bị tấn công, thậm chí nhiều lúc phải ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ ra các thị trường nước ngoài.
Hồi tháng 4/2003, Mỹ tuyên bố sản lượng dầu của Irắc sẽ đạt tới mức 3 triệu thùng/ngày, nhưng đến nay mới chỉ đạt khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, thấp hơn cả mức 2,5 triệu thùng/ngày cách đây trong 3 năm, còn xuất khẩu thì giảm từ 2 triệu thùng/ngày xuống còn 1,4 triệu thùng/ngày. Hiện chỉ có 80 trong tổng số 500 mỏ dầu của Irắc có thể hoạt động. Tháng 3/2003, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz tuyên bố “Irắc có thể tự tài trợ cho công cuộc tái thiết của họ tương đối sớm”, nhưng đến tháng 9 năm đó, Nhà Trắng yêu cầu Quốc Hội thông qua khoản 18 tỷ USD để lập Quỹ tái thiết Irắc [14, tr. 47].
Trước tình hình sản xuất giảm sút, chi phí tái thiết quá lớn và thường xuyên bị các lực lượng nổi dậy tấn công phá hoại, ngành dầu khí Irắc đã không thể tác động làm thay đổi chính trường vùng Vịnh như Mỹ hy vọng. Irắc không thể cung cấp tràn
66
ngập dầu mỏ cho thị trường thế giới để làm giảm giá dầu mà ngược lại trở thành nhân tố làm tăng giá dầu. Giá dầu tháng 3/2003 chỉ ở mức 25-30 USD/thùng thì đến tháng 6/2006 đã lên tới mức kỷ lục 78 USD/thùng [15, tr. 64].
Chính sách kinh tế của Mỹ đối với các quốc gia Vịnh Pếc-xích chú trọng cải cách và thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển để củng cố bộ máy kinh tế phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế của các nước trong khu vực này còn phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên dầu lửa (chiếm đến 50% GDP Cô-oét, 42% ở Arập Xê út). Do đó, vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro về lâu dài. Trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến xâm lược Irắc năm 2003, chính quyền của Tổng thống Hussein của Irắc đã ký kết những Hợp đồng dầu lửa trị giá hàng tỷ USD với Tập đoàn Dầu lửa Tôtan của Pháp, Gazprom, Xinep (Nga), Xinôpếch (Trung Quốc) và các Tập đoàn Dầu lửa của Đức, Ấn Độ v.v…Sau khi, Mỹ chiếm được Irắc, Mỹ đòi xem xét lại các Hợp đồng dầu lửa đã ký của các quốc gia này. Chính vì vậy, gặp phải sự phản đối quyết liệt của các quốc gia này.
Hiện nay, Mỹ gặp phải sự cạnh tranh khai thác dầu lửa của Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức tại các nước vùng Vịnh cũng như Trung Đông: ở Libi, Angiêri, Arập Xê út…Đặc biệt, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia có những Hợp đồng dầu lửa rất lớn với Iran (đối thủ số một của Mỹ hiện nay), quốc gia hiện đang theo đuổi chương trình hạt nhân gây tranh cãi, có những mâu thuẫn về vấn đề dân chủ nhân quyền. Việc Nga, Trung Quốc có những lợi ích gắn chặt với Têhêran đã cản trở Mỹ và Phương Tây thực thi lệnh cấm vận kinh tế, chính trị, quân sự với quốc gia Vịnh Pếc-xích.