8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
2.4.2 Trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tức là nguồn lực con người mà con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực bao gồm hai mặt: Mặt số lượng và mặt chất lượng. Trong đó mặt chất lượng của nguồn nhân lực được hiểu là
78
trí lực, thể lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Hay nói cách khác, chất lượng nguồn nhân lực là trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội của nguồn nhân lực, trong đó trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá, phân loại chất lượng nguồn nhân lực.
Trình độ nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố như: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, trình độ CNTT và trình độ quản lý.
Theo quan điểm của Đảng thì nguồn nhân lực chất lượng cao đó là: “Nguồn lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại” [5].
Trong các yếu tố cấu thành công nghệ thì yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất và đặc biệt là trong thời kỳ mà CNHĐ phát triển rất mạnh mẽ thì trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực tác động trực tiếp tới việc thành công hay thất bại của việc ứng dụng CNHĐ. Một công nghệ tiên tiến và hiện đại nếu nguồn nhân lực được tổ chức tốt, được trang bị TT tốt và kỹ năng đầy đủ sẽ làm cho thành phần trang thiết bị trở nên hiệu quả, nhưng với đội ngũ lao động có trình độ thấp sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp có khi không những không phát huy được hiệu quả của công nghệ mà còn gây ra những thiệt hại to lớn về nhiều mặt.