Chính sách Quốc gia

Một phần của tài liệu Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.4.1 Chính sách Quốc gia

Thể hiện trước hết ở chủ trương, chiến lược và các chương trình phát triển của Nhà nước, có đầu tư cho ứng dụng CNHĐ để tạo sự phát triển đồng bộ và hệ thống. Ngoài ra, còn có các cơ chế, chính sách, giải pháp của chính cơ quan để phát ứng dụng CNHĐ theo một lộ trình, kế hoạch nhất định.

Mỗi một chính sách của nhà nước đều có tác động mạnh mẽ tới quá trình ứng dụng của các đơn vị, tổ chức trong quốc gia đó. Trong những thời kỳ khác nhau Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối cụ thể và phù hợp để thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển.Đặt ra các nhiệm vụ cho các tổ chức, các cá nhân và chính bản thân Nhà nước trong việc phát triển khoa học và công nghệ.

Với chủ trương phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 - 2010 còn chỉ rõ "Phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức...”

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo từng bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế. Chú trọng công tác đào tạo và bổ sung cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và trọng dụng nhân tài, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ trong chuyển giao công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

77

Trong Luật Khoa học và công nghệ quy định: “Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách và biện pháp để phát triển khoa học công nghệ” trong đó có nội dung “Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ;… khuyến khích các hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, phổ biến tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn…”. Về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khoa học và công nghệ "Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm tham gia phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ; phổ biến kiến thức, năng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.

Với quan điểm đúng đắn và những chính sách phù hợp trong nhiều năm qua nhất là trong một thập kỷ trở lại đây khoa học và công nghệ Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biết là sự thay đổi tích cực trong việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các mặt hoạt động góp phần tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực cạnh tranh đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Từ đó ta có thể nhận thấy chính sách của nhà nước trong mỗi thời kỳ có tính chất định hướng và tác động rất lớn tới sự phát triển của mỗi lĩnh vực, nghành nghề trong đó có các chính sách khuyến khích ứng dụng các CNHĐ, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực,… từ đó tạo điều kiện để các lĩnh vực, ngành nghề phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)