8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển côngnghệ hiện đại
Trên quan điểm coi cơ quan TT-TV đại học là một bộ phận hữu cơ của một trường đại học, là thành viên của hệ thống TT-TV quốc gia,... thì chiến lược phát triển hoạt động TT-TV đại học cũng cần được xây dựng và triển khai trên quan điểm phát triển toàn bộ hệ thống nêu trên. Chiến lược sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động TT-TV trong suốt quá trình phát triển của mình, phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được ở từng giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó xây dựng được các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể trong đó có việc xây dựng chính sách nhằm phát triển CNHĐ.
Chính sách phát triển CNHĐ có tác động sâu sắc tới sự phát triển của việc ứng dụng CNHĐ ở các ngành nghề, lĩnh vực ở mỗi quốc gia (như trên chúng tôi đã trình bày yếu tố chính sách nhà nước tác động tới việc ứng dụng CNHĐ). Đối với TTTT-TV trường ĐHNH Tp.HCM chính sách phát triển CNHĐ chứa đựng các chính sách khuyến khích ứng dụng CNHĐ, chính sách về đầu tư và huy động nguồn kinh phí cho CNHĐ, chính sách về phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng CNHĐ,...
Theo chúng tôi,trong giai đoạn này TTTT-TV trường ĐHNH Tp.HCM cần củng cố hoạt động TT-TV truyền thống, triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo trực tuyến, phát triển TV số và triển khai liên kết với các TV đại học, cao đẳng trong cả nước.Hình thành TVĐT, coi việc tổ chức, xây dựng nguồn dữ liệu điện tử là cốt lõi của Thư viện, từ đó có chính sách phù hợp, nhất là về mặt tài chính, để thu thập, xử lý và quản lý thống nhất nguồn tin điện tử. Tập trung xây dựng các bộ sưu tập số để từng bướchình thànhTVS giai đoạn này là cần thiết do các tác động sau:
87
nội dung không chỉ dưới dạng TT văn bản (text) mà đã trở thành các bộ sưu tập số với nhiều thành phần nội dung mới.
- Khả năng tin học hóa TV đã đạt đến trình độ nhất định, việc quản lý thư tịch
không chỉ là công tác TV mà các nội dung TT mang tính động (dynamic), phân tán rời rạc cũng cần được quản lý, tổ chức, hỗ trợ NDT khai thác bằng các dịch vụ tham khảo, hướng dẫn, chú dẫn, chỉ dẫn, tạo liên kết bằng công cụ CNTT,...
- Sự ra ra đời và phát triển của nguồn lực TTsố hóa trên thế giới, trong nước
và trong các TV, với các CSDL, các bộ sưu tập số mang tính thương mại và tự xây dựng là những nguồn lực TT có thể khai thác.
- TV cần phát triển về nguồn lực TT điện tử và công nghệ khai thác nhằm hội
nhập trong tiến trình phát triển hệ thống TV trong nước, khu vực và trên thế giới.
- Công nghệ cổng thông tin (portal) ra đời và phát triển là nền tảng chủ chốt
cho việc khai thác tập trung các nguồn lực TT điện tử, hỗ trợ tạo lập, sử dụng và quản lý TVS.
Xây dựng các Bộ sưu tập số trong TTTT-TV trường ĐHNH Tp.HCM góp phần giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của nhà trường. Bởi lẽ bộ sưu tập số có những đặc tính nổi trội mà dịch vụ TV truyền thống chưa có như:
- Bộ sưu tập số tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả
mọi người đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu học tập bởi nó không bị giới hạn về không gian và thời gian. Loại bỏ khoảng cách tri thức giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các quốc gia.
- Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của tài liệu số trong đào tạo thể hiện ở
chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian và vị trí địa lý của người học.
- Tình hiệu quả của bộ sưu tập số là tiết kiệm thời gian và kinh phí: TV đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lương cho người phục vụ. Hơn hết là giúp cho NDT được dễ dàng thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc trong việc tìm TT.
88
quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trường. Giúp cho người học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến TV cũng có thể lấy được tài liệu qua hệ thống mạng TT ở mọi lúc, mọi nơi.
- Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập in giấy, thì việc
có thêm giải pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm nhiều lựa chọn để phục vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân.
- Bộ sưu tập số góp phần giải phóng kiến thức, mở rộng đối tượng phục vụ:
Phạm vi phục vụ các tài liệu của TV không bị bó hẹp trong khuôn viên của nhà trường mà nó vươn tới các vị trí địa lý khác.
- Bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng.
Chính vì vậy việc xây dựng chính sách phát triển và ứng dụng CNHĐ cần được xây dựng dựa trên phương châm đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học CNHĐ và học hỏi những kinh nghiệm của các TV bạn đi trước.