Nhóm Cán bộ Ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.3.5.4 Nhóm Cán bộ Ngành ngân hàng

Trường ĐHNHTp.HCM có mối quan hệ rất mật thiết với hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiêp kinh doanh liên quan đến tài chính – tiền tệ.Họ là những người tác nghiệp trong các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - tài chính – ngân hàng. Họ có nhu cầu về các TT tác nghiệp, các nghiệp vụ mới, những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước; các văn bản hướng dẫn thực hiện, các văn bản chỉ đạo,… của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Trong thời gian qua TTTT-TV chủ trương mở rộng đối tượng phục vụ, nhằm khai thác nguồn tài nguyên của Trung tâm nhằm thực hiện vai trò của nhà Trường. Hiện số lượng NDT trong nhóm này chưa nhiều do Trung tâm mới đưa ra chính sách này. Đây là một nhóm NDT tiềm năng của Trung tâm cần được nghiên cứu tìm hiểu NCT của họ để Trung tâm có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ TT phù hợp trong thời gian tới.

47

NCT là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng TT để duy trì hoạt động sống. Khi đòi hỏi về TT trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện. NCT là nhu cầu của con người, là một dạng của tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Nhu cầu nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác của con người, TT về đối tượng hoạt động, về môi trường và các phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn có kết quả tốt thì cũng cần phải có TT. Mọi người càng tham gia nhiều hoạt động khác nhau thì NCT của con người càng phong phú hơn, tham gia hoạt động phức tạp thì NCT càng trở nên sâu sắc hơn.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ứng dụng CNHĐ vào đời sống con người thì về loại hình tài liệu cũng có sự thay đổi.Kết quả khảo sát NCT của TTTT-TV tháng 06/2012 với tổng số phiếu điều tra phát ra là: 800 phiếu, tổng số phiếu thu lại là 755 phiếu đạt tỷ lệ 94%. Loại tài liệu thường sử dụng : Tài liệu in trên giấy 74,26%, tài liệu điện tử, trực tuyến 24,56%, tài liệu trên CD-ROM 1,18%. Có thể thấy các tài liệu truyền thống như sách, báo, tạp chí sử dụng còn nhiều, việc sử dụng tài liệu điện tử còn hạn chế nhưng trên thực tế nhu cầu đối với các tài liệu hiện đại luôn có xu hướng tăng. Trong đó Internet được coi là một phương tiện TT hiện đại và được ưa chuộng, nó giúp NDT có thể tiếp cận được với kho tàng TT rộng lớn của thế giới.

Những năm gần đây là mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng với các trường đại học trên thế giới, nhu cầu sử dụng tiếng nước ngoài cũng như tài liệu nước ngoài ngày càng cao đặc biệt là các tài liệu tiếng Anh. Điều này là do xu thế hiện nay, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi hơn trong giao lưu quốc tế và trong các chương trình đào tạo quốc tế, số lượng NDT có thể sử dụng được tiếng Anh cũng nhiều hơn, và tài liệu tiếng Anh thường cập nhật TT hơn so với các tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác.

Tóm lại: TV các trường đại học nói chung và TTTT-TV trường ĐHNH Tp.HCM nói riêng với các nhóm NDT không đa dạng như một số hệ thống TVkhác.

48

Qua phân tích những đặc điểm riêng của từng nhóm đối tượng trên ta thấy nhu cầu của nhóm NDT rộng hơn và ở mức độ cao hơn, đòi hỏi TTTT-TV phải có các hình thức xử lý, phục vụ TT một cách phù hợp với từng đối tượng NDT; phải nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng CNHĐ đặc biệt là CNTT trong quản lý, lưu trữ và chuyển giao TT, cải tiến chất lượng phục vụ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của NDT. Nắm bắt được điều này, TTTT-TV sẽ nâng cao hiệu quả phục vụ góp phần đắc lực và việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Một phần của tài liệu Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)