8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
2.2.1 Tra cứu thôngtin
CNTT đã làm thay đổi các hoạt động tra cứu TT của NDT.Khi CNTT được ứng dụng vào hoạt động tra cứu TTtrong các cơ quan TT-TV. Công cụ tra cứu TT hiện đại tích hợp trên cổng thông tin phát triển trên nền tảng công nghệ web mới đã cung cấp tới NDT những công cụ tra cứu nhanh chóng, chính xác và kịp thời đáp ứng được NCT của NDT.Hệ thốngmụclụctrựctuyếndựatrên nềnWeb hiện đại là ứng dụngcôngnghệ Web cơ bảntronghoạt động TT-TV. Cung cấp cho người dùng công cụ tra cứu và tìm kiếm TTtheo phương pháp hiện đại, nhanh chóng và hiệu quả.
TTTT-TV trường ĐHNH Tp.HCM đang sử dụng phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC tích hợp trên cổng thông tin TVcho việc tra cứu các loại tài liệu nguồn lực TT truyền thống, bài trích báo – tạp chí và phần mềm TVS Greenstone để tra cứu trong các bộ sưu tập số, các công cụ tra cứu của CSDL mua quyền sử dụng để phục vụ hoạt động tra cứu TT của NDT.
Với phân hệ tra cứu OPAC của phần mềm PSCzLis tích hợp trên cổng thông tin NDT có thể truy cập tới CSDL phản ánh nguồn lực TT của TVvới các chức năng tra cứu chung, tra cứu theo loại tài liệu, theo bộ sưu tập với các mức độ tìm kiếm cơ bản, tìm kiếm chi tiết và tìm kiếm nâng cao. Chức năng này cho phép NDTtìm kiếm các biểu ghi, các tài liệu trong CSDL của TV, tài liệu của các CSDL liên thông hoặc các CSDL TV kháctheo chuẩn tìm kiếm Z39.50, tra cứu tài liệu theo môn học. Chức năng tìm kiếm liên TV theo Z39.50 được tích hợp trong phân hệ tra cứu OPAC với rất nhiều TV lớn trên thế giới và xuất biểu ghi theo chuẩn biểu ghi MARC 21 với tốc độ tìm kiếm khá nhanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho NDT có thể tra cứu
67
nguồn tài liệu rộng khắp trên thế giới mà không phải thoát khỏi màn hình tra cứu của TV. NDT có thể tra cứu bằng các điểm truy cập theo hình thức hay nội dung của tài liệu và có thể tra cứu nội dung toàn văn tài liệu điện tử theo các điểm truy cập khác nhau như theo tên tài liệu, tên tác giả hoặc theo các chỉ số (phân loại, từ khóa, đề mục chủ đề, ISBN, ISSN,... ), nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi xuất bản, ký hiệu xếp giá,... hoặc tìm kiếm nâng cao bằng tổ hợp từ tìm kiếm theo các toán tử kết hợp. Chức năng tìm kiếm toàn văn cho phép người dùng tìm kiếm nội dung toàn văn của tài liệu bằng cách nhập một phần nội dung của tài liệu cần tìm vào ô từ khóa tìm kiếm, chương trình sẽ truy xuất các tài liệu thỏa mãn điều kiện tìm. Hiện nay phân hệ tra cứu OPAC đang được sử dụng để tìm kiếm CSDL thư mục phản ánh nguồn lực TT truyền thống của TV, riêng CSDL bài trích báo – tạp chí có đính kèm tài liệu điện tử nên phân hệ tìm kiếm OPAC cho phép NDT tìm kiếm và đọc được tài liệu số thông qua ứng dụng chuyển đổi thành định dạng hình ảnh, phân mỗi trang tài liệu là một hình ảnh độc lập được phân quyền cho phép xem hoặc tải tài liệu thông qua trang cá nhân của NDT được cấp.
(Xem Phụ lục 4: Trang tra cứu OPAC)
Tuy nhiên, các tính năng của OPAC thiết kế chưa thật sự đồng nhất ở các tính năng tra cứu cho loại hình tài liệu chuyên biệt, chưa có tính năng “tra cứu thông minh” như các công cụ tra cứu trên mạng khác: google, yahoo,... kết quả truy xuất chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo thứ tự ưu tiên. Một lý do mà hiện nay OPAC chưa được người dùng tin sử dụng nhiều là do thư viện chưa giới thiệu rộng rãi, hướng dẫn tra cứu thông tin. Kết quả khảo sát cho thấy phần đông sinh viên chọn hình thức tra cứu tài liệu trực tiếp trên giá/kệ chiếm 78,66%; Tra cứu tài liệu trên website thư viện tỉ lệ 15,71%; Hỏi trực tiếp nhân viên thư viện 4,71%; Tìm bằng hình thức khác thông qua bạn bè 0,92%.
68
Greenstone cài đặt, cấu hình, xuất bản trên web hoặc xuất bản trên CD-ROM cho phép TV thiết kế và cung cấp tới NDT công cụ tìm kiếm đa dạng, mạnh mẽ và linh hoạt đối với các bộ sưu tập số. Greenstone cung cấp một giao diện đồng nhất để tra cứu các bộ sưu tập số, các yếu tố tìm kiếm TTtheo 15 trường cơ bản của Dublincode và tìm kiếm theo nội dung của tài liệu số - Đây là một điểm mạnh mà Greenstone mang lại.Tạo kết nối tìm kiếm giữa các bộ sưu tập được liên kết để tìm toàn bộ tài liệu trong các bộ sưu tập số.