Các yếu tố chuyên biệt của thị trườngbán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 46)

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNGBÁN LẺ VIỆT NAM

1.2.2. Các yếu tố chuyên biệt của thị trườngbán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển cao

Trong 7 năm liên tục từ 2003-2009 Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước được đánh giá là có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới. Đặc biệt là năm 2008, Việt Nam được xem là thị trường hấp dẫn số một thế giới.2 Dành được thứ hạng như vậy một phần là vì Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển cao do những nguyên nhân sau đây:

Biểu đồ 3: Đánh giá tiềm năng thị trường các nước trên thế giới

(Nguồn: Báo cáo “ Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2008”)

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong vòng 10 năm là 7.65% /năm. Trong đó năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt cao nhất 8,44% , năm 2006 và năm 2007 vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 8%. Năm 2008,2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốc độ tăng trưởng giảm xuống 6,31% và 5,32% nhưng lại là mức tăng trưởng cao trên thế giới. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm đã có những tác động tích cực đến thị trường bán lẻ. Tăng trưởng kinh tế kéo theo sản xuất trong nước phát triển, lưu lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng lớn, thúc đẩy nghành bán lẻ phát triển mạnh mẽ hơn.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Năm GDP ( tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng GDP

200 0 273666 6,79 3522 200 1 292535 6,89 3750 200 2 313247 7,08 3981 200 3 336242 7,34 4162 200 4 362435 7,79 4464 200 5 393031 8,44 4728 200 6 425373 8,23 5022 200 7 461344 8,46 5427 200 8 490458 6,31 5643 200 9 516568 5,32 5937

( Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê)

Thu nhập tăng lên đi kèm với xu hướng chi tiêu cho mua sắm tăng lên

Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn 2000- 2009 khiến cho thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên. Dựa vào bảng trên ta thấy, thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua và có tốc độ tăng trung bình trong thời gian qua là 7,3% và dự báo sẽ tăng lên đến 10,3% đến năm 2012.3 Bên cạnh sự gia tăng về thu nhập bình quân đầu người là sự gia tăng số lượng tầng lớp thu nhập cao và trung lưu ở Việt Nam hiện nay.

Biểu đồ 4: Cơ cấu mức thu nhập của người dân Việt Nam

(Nguồn: Thống kê của Nielsen về tình hình bán lẻ Việt Nam và Châu Á)

Dựa vào biểu đồ ta thấy:

- Màu xanh trong biểu đồ thể hiện số dân có mức thu nhập từ 4-7 triệu đồng hàng tháng. Dựa vào biểu đồ ta thấy số lượng người dân có mức thu nhập này đã tăng từ 14% năm 2002 đến 58% năm 2009, tốc độ tăng là hơn 3 lần.

- Màu nâu trên biểu đồ thể hiện số dân có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Bắt đầu từ năm 2006 ở Việt Nam mới xuất hiện tầng lớp thu nhập cao này và đã tăng trưởng nhanh chóng lên con số 12% trên tổng dân số năm 2009.

Những phân tích trên cho thấy: khi nhìn ở góc độ Việt Nam là nước đông dân hàng thứ 13 trên thế giới và cũng chỉ vượt lên khỏi tro tàn chiến tranh trong vòng 25 năm qua, thì cơ hội và mức sống của người Việt Nam đã tăng trưởng vô cùng lớn và chỉ có một đối thủ là Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ qua”4. Có thể nói sự gia tăng mức thu nhập của người dân Việt Nam chính là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự tăng trưởng cao của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Biểu đồ 5: Dự báo chi tiêu cho tiêu dùng 2008-2012

4 Theo http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.sgtt.com.vn/Cau-chuyen-nguoi-tieu-dung-trung- luu/4781717.epi

( Nguồn : Phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam 2008-2012)

Mặt khác, mức chi tiêu cho tiêu dùng của người Việt Nam đang tăng lên một phần do tâm lý lạc quan về tình hình tài chính cá nhân của người dân Việt Nam. Năm 2007 chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ 5 thế giới. Năm 2008, mặc dù chỉ số lạm phát khá cao( > 20%) nhưng chỉ số lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam vẫn xếp thứ 9 trên thế giới. Mức chi tiêu cho tiêu dùng trong giai đoạn từ 2002-2007 tăng trưởng với tốc độ 14,5% và dự báo sẽ tăng lên đến 14,8% giai đoạn 2008-2012 ( xem biểu đồ 3). Từ kết quả của các khảo sát và nghiên cứu thị trường, TNS Việt Nam đưa ra chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam năm 2010 là 78, cao hơn mức 64 của năm 2009 nhưng vẫn còn thấp hơn mức 89 của năm 2008. Những chỉ số này đã chỉ ra một thị trường bán lẻ Việt Nam đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng hơn trong thời gian sắp tới.

Dân số Việt Nam đông và có cơ cấu trẻ

Kết thúc cuộc điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam hiện nay là khoảng 86 triệu dân, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên toàn thế giới và là nước có cơ cấu dân số trẻ . Tỷ lệ người dưới 30 tuổi chiếm 50% dân số, tỷ lệ những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập và có mức chi tiêu cao (22-25 tuổi) chiếm hơn 70% dân số.Nhìn vào biểu đồ 5 ta thấy, số dân ở độ tuổi từ 15-60 năm 2010 đều cao hơn năm 2000 chứng tỏ dân số Việt Nam đang ở giai đoạn trẻ hơn so với các năm trước đây. Dân số trẻ tương ứng với xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ, đồng thời

tăng mạnh lực lượng lao động là những yếu tố tạo nên sự phát triển tiềm năng của thị trường bán lẻ.

Biểu đồ 6: Cơ cấu dân số Việt Nam 2000 và 2010

(Nguồn: Thống kê của Nielsen về tình hình bán lẻ Việt Nam và Châu Á) Những lý do trên đây đã phần nào chứng minh Việt Nam hiện nay là một thị trường tiềm năng khiến các nhà đầu tư nước ngoài cần phải chú ý. Minh chứng rõ ràng cho khẳng định này là năm 2008, Việt Nam được công ty A.T.Kearney đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới với mức tiềm năng thị trường chỉ xếp sau Ấn Độ-một đại gia bán lẻ khác trên thế giới.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ không cao

Từ những phân tích trên cho thấy Việt Nam là thị trường có lượng cầu khá lớn với 86 triệu dân và chi tiêu cho tiêu dùng dự kiến gia tăng với tốc độ 14,8%. Nhận thức được nhu cầu còn rất lớn nên số lượng các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước cũng tăng lên đáng kể. Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối bán lẻ tăng trung bình 9,12% trong giai đoạn 2000-2003 và đã tăng lên nhanh chóng từ 2003-2007 với tốc độ trung bình là 19,14%. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Việt Nam. Mức độ cạnh tranh ở thị trường bán lẻ Việt Nam là khá thấp với mức bão hòa của thị trường theo đánh giá của A.T.Kearney trong giai đoạn 2003-2010 còn khá cao . Độ bão hòa thị trường cao nhất đạt 90 điểm năm 2004 và thấp nhất là 50,2 điểm năm 20095. Điều

đó chứng tỏ còn rất nhiều khoảng trống trong thị trường Việt Nam mà các nhà đầu tư có thể khai thác được.

Biểu đồ 7: Mức bão hòa thị trường

90 88 87 76 67 74 50.2 0 20 40 60 80 100 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu từ 2004- 2010)

Tóm lại , thị trường bán lẻ Việt Nam hiện tại là một thị trường đầy tiềm năng đang hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một vài điểm khiến mức độ hấp dẫn của thị trường này giảm đi như hạn chế của nhà nước Việt Nam đối với việc mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi, mặt bằng bán lẻ còn thiếu và giá thuê còn rất cao, cớ sở hạ tầng còn kém, mạng lưới dịch vụ còn yếu…Vì vậy để tăng mức độ hấp dẫn cho thị trường Việt Nam cần phải chú ý khắc phục những yếu điểm này.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 46)