Hoàn thiện môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 79)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

2.1.3 Hoàn thiện môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

vực phân phối bán lẻ theo hướng đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như đã phân tích vừa mang lại cơ hội phát triển nhưng cũng đưa đến những thách thức cho sự tồn vong của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy Chính phủ ta cần phải chú trọng đến vấn đề hoàn thiện các chính sách và môi trường đầu tư để làm sao để vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà vẫn đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính phủ cần chú ý những điểm sau:

- Hoàn thiện thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư trực tiếp. Ngoài việc đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể về quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế thì các cơ quan

nên đưa ra những chính sách để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động của cơ quan cấp giấy phép, nâng cao trình độ cho các cán bộ làm thủ tục xét duyệt cấp giấy phép kinh doanh trong các cơ quan có thẩm quyền.

- Nâng cao chất lượng mặt bằng và củng cố cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.

Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng…đảm bảo nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp sử dụng. Đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển hệ thống đường, hệ thống thông tin liên lạc và phát triển hệ thống phân phối ở từng địa phương trong cả nước.

Hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp là quan trọng nhưng Chính phủ cần chú ý những điều sau đây để vẫn đảm bảo cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước còn non trẻ và yếu thế hơn các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có quy mô lớn hơn hẳn:

- Đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài.

Thực tế là các nhà đầu tư nước ngoài đang nhận được sự ưu ái từ phía Chính phủ do được phê duyệt những mặt bằng có vị trí đẹp, thuận tiện, diện tích rộng ở các trung tâm thành phố lớn do các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả mức giá cao hơn. Nhìn nhận về nguồn thu cho ngân sách quốc gia là có lợi nhưng xét về mặt ích lợi quốc gia dài hạn thì có thể sẽ bị giảm đi. Các cơ quan có thẩm quyền cần ý thức được sự thiệt hại này cũng như sự đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong đối với các doanh nghiệp trong nước để có những quyết định hợp lý hơn và nên có những chính sách ưu đãi về thuế hay giá thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp trong nước trong thời gian sắp tới.

- Thực hiện đúng và nghiêm chỉnh các quy định về thủ tục cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài. Metro là điển hình mà các nhà cấp phép đầu tư

cần phải nhìn nhận lại. Năm 2001, theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì các doanh nghiệp chỉ được phép thành lập liên doanh tại thị trường Việt Nam nhưng các nhà thực hiện chính sách lại cho phép Metro thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với lý do “mang tính chất thí điểm” . Metro đăng ký trong giấy phép kinh doanh là hoạt động dưới hình thức bán buôn nhưng thực tế lại hoạt động dưới hình thức bán lẻ với số lượng lớn. Hiện tại, Metro hoạt động kinh doanh khá thành công tại thị trường Việt Nam có tốc độ tăng doanh thu hằng năm lên đến 40% và trở thành mối đe dọa thực sự đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 79)