Môi trường cạnh tranh trở nên khắc nghiệt hơn

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 73)

II. LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP

3. Đánh giá sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trườngbán lẻ Việt

1.3.1 Môi trường cạnh tranh trở nên khắc nghiệt hơn

Sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã khiến cho số lượng đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước tăng lên, mức độ cạnh tranh theo đó cũng tăng lên. Hơn nữa, đây lại là những đối thủ thực sự nặng ký hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước về quy mô vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý và đã thâm nhập thành công ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đó là những tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn như Metro Cash&Carry, Big C, Dairy Farm, và sắp tới là có thể là Carrefour, Wal-Mart là những đế chế bán lẻ hùng mạnh trên thế giới. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì cứ có 1 điểm bán lẻ của Carrefour mọc lên thì

trong vòng bán kính 30km, các cửa hàng bán lẻ khác phải phá sản. Những tập đoàn bán lẻ nước ngoài chưa thâm nhập vào Việt Nam có ý định thâm nhập vào Việt Nam thì đều có lịch sử phát triển hàng trăm năm và có bề dày kinh nghiệm trên thị trường quốc tế trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới hình thành và phát triển mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây. Rõ ràng đối thủ cạnh tranh hiện tại đã rất hùng mạnh nhưng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thì còn đáng sợ hơn rất nhiều lần.Hiện tại, mức độ cạnh tranh ở thị trường bán lẻ Việt Nam chưa thực sự khắc nghiệt nhưng với đà phát triển như thế này thì việc các tập đoàn lớn thâm nhập chỉ là chuyện thời gian sớm hay muộn. Khi đó mức độ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam đối với tình hình các nhà bán lẻ trong nước hiện nay có thể nói là quá khắc nghiệt, khó có thể để tồn tại được.

Một tồn tại nữa đó là hiện nay các nhà bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức do hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các tập đoàn nước ngoài. Có hai loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà các tập đoàn nước ngoài thường áp dụng theo kinh nghiệm của các nước khác đó là hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi hạn chế cạnh tranh có nghĩa là những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường là đưa ra những chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Ý thức được tâm lý tiêu dùng thích đồ rẻ của người Việt Nam các tập đoàn nước ngoài thường xuyên đưa ra những chương trình giảm giá, khuyến mãi chấp nhận chịu lỗ hòng chiếm lĩnh thị trường và xây dựng thương hiệu.Đứng trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh này, các doanh nghiệp trong nước vô hình chung cũng phải nhập vào cuộc đua cạnh tranh về giá nhưng với quy mô vốn nhỏ như hiện nay thì phần thua chắc chắn sẽ thuộc về chúng ta. Đây mới chỉ là những chiêu thức đầu tiên mà các doanh nghiệp nước ngoài đưa ra nhưng đã khiến cho các doanh nghiệp trong

nước thực sự lo ngại . Dự báo sẽ còn những chiêu thức khác và cuộc chiến cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn hiện nay nhiều lần.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 73)