II. LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP
3. Đánh giá sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trườngbán lẻ Việt
3.2 Những mặt tồn tại
3.2.1 Đối với doanh nghiệp nước ngoài
Gặp khó khăn với quy định về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Đối với một thị trường có tiềm năng phát triển cao và mức độ cạnh tranh còn chưa thực sự mạnh mẽ như Việt Nam thì việc thâm nhập theo phương thức thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài có thể nói sẽ mang lại lợi nhuận khá lớn và
10 Theo http://www.metro.com.vn/servlet/PB/menu/1098147_l30/index.html
không khó để thực hiện. Tuy nhiên, với quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) mà nhà nước Việt Nam đưa ra để giới hạn việc mở cơ sở bán lẻ thứ hai lại trở thành một rào cản khá lớn cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập và mở rộng quy mô tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể nào về các tiêu chí để đánh giá nhu cầu kinh tế lại càng khiến cho các tập đoàn nước ngoài gặp khó khăn hơn khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Nhượng quyền kinh doanh, liên doanh lúc nãy trở thành một giải pháp đề mở rộng quy mô một cách nhanh chóng nhưng đổi lại họ phải san sẻ lợi nhuận trong khi các tập đoàn nước ngoài lớn lại có nhiều kinh nghiệm để có thể tự đứng vững trên thị trường Việt Nam sau một thời gian thâm nhập đủ dài. Đây cũng là một trong những lý do mà các từ khi mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay số lượng các tập đoàn bán lẻ lớn thâm nhập vào thị trường Việt Nam không nhiều.
Chấp nhận chịu lỗ đề giành thị phần
Với mục đích giành thị phần bán lẻ một cách nhanh chóng, các tập đoàn nước ngoài với tiềm lực mạnh về vốn sẵn sàng chịu lỗ lên đến 10 năm ở thị trường Việt Nam.12 Mặt khác, mặt bằng bán lẻ Việt Nam hiện nay có thể nói là một vấn đề khá nóng bỏng và là một trong những tiêu điểm cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ trong nước cũng như nước ngoài. Các tập đoàn nước ngoài chấp nhận bỏ ra chi phí rất lớn, sẵn sàng phá giá mặt bằng bán lẻ để đạt được những vị trí đẹp , thuận tiện nhằm mục đích thu hút được nhiều khách hàng tăng doanh thu và giành thị phần. Để giành miếng bánh thị phần ở thị trường vốn có tiềm năng phát triển cao này khiến các tập đoàn nước ngoài phải bỏ ra những chi phí rất lớn và đối mặt với rất nhiều rủi ro không lường hết được.
Gặp khó khăn do sự khác biệt về văn hóa tiêu dùng
Như đã phân tích ở trên những kênh phân phối truyền thống như chợ, đại lý, cửa hàng tạp hóa đã xuất hiện từ rất lâu và ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận lớn của người tiêu dùng Việt Nam. Thói quen đi chợ mua đồ ăn tươi hàng ngày vẫn phổ biến trong ý thức của rất nhiều bà nội trợ đặc biệt là ở khu vực nông thôn thay vì đi mua đồ ăn đóng hộp vào mỗi đầu tuần ở siêu thị như ở các nước khác. Thói quen “ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng” cũng là một trong những nếp nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam mà đến tận bây giờ thói quen đó dường như đã ăn sâu
vào tiềm thức người Việt. Những nếp nghĩ, văn hóa tiêu dùng này khiến người ta ít khi liên tưởng đến những “cửa hàng tiện lợi” đang xuất hiện rất nhiều nơi trên thế giới. Một ví dụ điển hình cho sự thất bại do không nắm rõ được văn hóa tiêu dùng Việt Nam của các tập đoàn nước ngoài đó là sự thất bại của chuỗi cửa hàng tiện lợi Masan Mart xuất hiện vào cuối năm 2001. Chuỗi cửa hàng tiện lợi có một đặc điểm là giá cao vì người tiêu dùng phải trả thêm cho sự thuận tiện về địa điểm, cách bày sản phẩm, cách phục vụ. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đã quên mất một yếu tố rất quan trọng đó là những cửa hàng đại lý, tạp hóa ở gần đó có mức giá vừa rẻ hơn mà vẫn tiện lợi vì người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu di chuyển bằng xe máy. Sự thất bại của Masan Mart còn do nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng đó là một bài học đắt giá cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Để thích nghi được với những sự khác biệt này các nhà bán lẻ nước ngoài cần có những khảo sát kỹ hơn về thói quen tiêu dùng, văn hóa, phong tục của người dân Việt Nam và đi những bước đi thận trọng để có thể thâm nhập thành công vào thị trường đầy tiềm năng này.
3.2.2 Đối với người tiêu dùng Việt Nam
Tạo ra thói quen tiêu dùng với tâm lý sính ngoại
Với sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài mang lại lợi ích về sự đa dạng phong phú về sản phẩm với rất nhiều nhãn hàng của nước ngoài đồng thời cũng tạo ra cho người tiêu dùng Việt Nam một tâm lý thích dùng hàng ngoại. Họ muốn khẳng định đẳng cấp, vị trí của mình bằng những nhãn hiệu tên tuổi trên thế giới chứ không phải chỉ bằng những nhãn hiệu trong nước. Tâm lý này khiến người tiêu dùng Việt Nam mất dần đi một phần nào đó sự tự hào về dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam – điều vốn được bạn bè thế giới đánh giá rất cao ở con người Việt Nam. Vì vậy mà hiện nay đã có không ít những chiến dịch kêu gọi “ người Việt dùng hàng Việt” để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực này.
Tạo ra thói quen tiêu dùng gây lãng phí
Người tiêu dùng Việt Nam vốn được đánh giá là có chỉ số lạc quan trong tiêu dùng rất cao như đã phân tích ở trên . Hơn nữa, công ty Nielsen vừa công bố kết quả nghiên cứu về độ tin cậy vào quảng cáo, trong đó 60% số người được phỏng vấn cho biết họ rất tin vào các hình thức quảng cáo. Việt Nam đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất. Những tập đoàn nước ngoài lại rất được đánh
giá cao về dịch vụ hậu mãi, xây dựng các chiến dịch quảng bá, nâng cao hình ảnh. Những lý do trên hợp lại với nhau chứng tỏ rằng sự lo ngại về việc tiêu dùng lãng phí của người dân Việt Nam không phải là không có cơ sở. Đặc biệt,trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao và có những dòng tiền chảy vào Việt Nam mạnh gây bùng nổ nhu cầu tiêu dùng thì việc thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường Việt Nam có thể nói là mối lo lớn đối với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay.13
Chương 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1Thực trạng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam