Các hệ thống phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 37)

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNGBÁN LẺ VIỆT NAM

1.1.4 Các hệ thống phân phối bán lẻ

Dựa vào phương thức hoạt động và kinh doanh, thị trường bán lẻ Việt Nam được chia làm hai kênh khác nhau : kênh phân phối bán lẻ truyền thống và kênh phân phối bán lẻ hiện đại. Xu hướng phát triển chủ đạo của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới là hệ thống phân phối truyền thống được duy trì, đặc biệt là khu vực nông thôn trong khi hệ thống phân phối hiện đại ngày càng lớn mạnh và phát triển. Có thể tóm tắt các loại hình chủ yếu trong hai kênh phân phối như hình vẽ dưới đây:

(Nguồn:Người viết tự tổng hợp)

Kênh bán lẻ truyền thống :

Các phương thức bán lẻ truyền thống đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước trong đời sống người Việt và hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống phân phối của Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường bán lẻ.

Loại hình chủ yếu và chiếm số lượng lớn nhất trong kênh phân phối truyền thống đó là hệ thống chợ. Ở bất cứ đâu có dân cư sinh sống là chợ sẽ xuất hiện do đó số lượng chợ tăng nhanh. Tính đến năm 2007, số lượng chợ là khoảng 10.000 chợ , tăng gấp đôi so với năm 1997 trong đó chợ ở nông thôn chiếm 76% còn ở các khu vực thành thị hiện đã và đang hình thành hơn 150 chợ đầu mối. Hiện nay có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ chiếm 40% số người hoạt động thương mại dịch vụ trong cả nước, trong đó người buôn bán cố định tại chợ chiếm khoảng 51%. Tồn tại rất lớn của hệ thống chợ ở Việt Nam là chủ yếu là tự phát, hoạt động lộn xộn, chất lượng hạ tầng kém, chất lượng hàng hóa thấp, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng chợ kiên cố chỉ chiếm 11% còn chợ bán kiên cố chiếm 31%, 33% chợ lều gán và

25% chợ họp ngoài trời. Tuy nhiên, do đây là kênh bán lẻ tồn tại từ lâu đời và hầu hết người dân Việt Nam vẫn giữ thói quen mua hàng ở chợ nên ước tính số người thường xuyên trao đổi tại chợ chiếm 80% người tiêu dùng. Lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ thông qua chợ ước đạt khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội . Đây là con số mà các tập đoàn bán lẻ trong nước và quốc tế quan tâm và có kế hoạch để thâm nhập và tiếp cận với thị trường Việt Nam.

Bên cạnh chợ thì các đại lý, cửa hàng mặt tiền hay các tiệm tạp hóa kinh doanh theo kiểu hộ cá thể cũng là một kênh rất quen thuộc đối với người tiêu dùng ở nước ta. Hiện nay ước tính có 900.000 cửa hàng bán lẻ, đại lý và ước tính khoảng 44% lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ thông qua kênh phân phối này. Do hạn chế về mặt tài chính cũng như mặt bằng nên loại hình này chỉ cung cấp được một số ít mặt hàng có giá trị không cao, chủ yếu là những mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của dân cư.

Chính những mặt tồn tại kể trên của kênh phân phối truyền thống, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi tập quán tiêu dùng xã hội nên có thể dự báo một cách chắc chắn rằng sự chuyển dịch tỷ trọng giữa các kênh phân phối sẽ diễn ra. Theo đó, tỷ trọng kênh phân phối hiện đại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc kênh phân phối truyền thống sẽ bị mất hoàn toàn ưu thế. Thời gian gần đây, tại nhiều tỉnh, thành phố các chợ đã bắt đầu tự đổi mới bằng cách xây dựng kiên cố, bố trí các gian hàng cho khoa học, thông thoáng hơn để thu hút người tiêu dùng. Ở Việt Nam thì kênh phân phối truyền thống vẫn luôn đóng vai trò không thể thiếu, tồn tại trong những ngõ xóm, khu tập thể, dãy phố như một nét văn hóa của người dân Việt.

Kênh bán lẻ hiện đại:

Theo Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội nhà bán lẻ Việt Nam thì “ Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng hội nhập, vì vậy họ dành ít thời gian hơn cho việc đi chợ, mua sắm và thay vào đó họ sẽ theo xu hướng là mua sắm thông qua kênh bán lẻ hiện đại, mặc dù theo thói quen mua sắm đồ ăn tươi hàng

ngày cũng sẽ tồn tại trong một số bộ phận người dân Việt Nam”. Theo nghiên cứu của Nielsen cũng đã chỉ ra: Ở Việt Nam, số lượng người thỉnh thoảng đi mua sắm ở các siêu thị đã tăng thêm 40% từ mức 66% trong năm 2007 lên 96% vào năm 2008. Số người dân sử dụng các kênh siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu của mình đã tăng từ 11% (năm 2007) lên 21% trong 2008. Điều đó khẳng định kênh bán lẻ hiện đại thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại sẽ ngày càng được ưa thích , dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trong năm nay sẽ có một số thay đổi đáng kể. Số lượng siêu thị lớn phát triển đến mức cao nhất, trong năm 2010 là 121 siêu thị và đạt con số 177 vào năm 2015. Theo quy hoạch thì số trung tâm thương mại trong năm 2010 sẽ lên đến 80 và dự kiến đạt 163 trong vòng 5 năm năm tiếp theo. Thực tế thì đến cuối năm 2009, cả nước đã có 445 siêu thị, 78 trung tâm thương mại và khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi ở 63 tỉnh thành tăng gấp đôi so với con số 200 siêu thị và 30 trung tâm thương mại năm 2005. Các hình thức siêu thị nhỏ hơn ngày càng phổ biến và kết hợp. Hệ thống siêu thị tổng hợp và chuyên lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, các trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa chuyên các sản phẩm trung – cao cấp với những phát triển mới sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tại diễn đàn ‘Thị trường phân phối- bán lẻ Việt Nam : Tiềm năng hợp tác và phát triển’ đầu năm 2010, TS. Đinh Thị Mỹ Loan cho biết “ kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 20% hệ thống phân phối. Tỷ trọng này là khá thấp nếu so với các nước trong khu vực như: Philippines hiện nay là 33%, Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%, Malaysia 60% và Singapore đã chiếm tới 91%. Thông thường cứ 100.000 dân cần có một trung tâm thương mại lớn, cứ 10.000 dân cần có một siêu thị và cứ 1.000 dân cần ít nhất 1-3 cửa hàng tiện ích. Tại hai thành phố lớn nhất của nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì 30.000 dân mới có một cửa hàng bán lẻ hiện đại” . Những số liệu này cho thấy nhu cầu của người dân Việt còn chưa được đáp ứng đầy đủ và đây chính là mảnh đất màu mỡ mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể khai thác ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số hình thức bán lẻ hiện đại không mới ở các nước khác nhưng còn khá mới ở Việt Nam đó là bán lẻ qua

mạng, điện thoại. tivi, hay kênh bán hàng đa cấp cũng đang đưa lại cho người tiêu dùng Việt nhiều sự lựa chọn hơn cho nhu cầu của mình, đồng thời các nhà bán lẻ cũng có thêm một hình thức nữa để phát triển hoạt động của mình nhanh chóng và tiện ích hơn.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)