II. LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP
2.2.1 Phương thức thâm nhập các tập đoàn nước ngoài đã lựa chọn
nhượng quyền thương mại.
Thực hiện cam kết WTO là nguyên tắc, là bắt buộc và là tất yếu khi đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, rộng hơn và đầy đủ hơn vào thị trường thế giới. Việc mở cửa thị trường đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện theo đúng lộ trình cam kết. Cho đến nay đã 2 năm nhưng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam không nhiều, không như chúng ta dự báo, ngoài các doanh nghiệp đã mở từ trước như: Metro, Big C thì theo số liệu của Bộ Công Thương, đến hết năm 2010 mới có thêm 4 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực phân phối vào Việt Nam với 26 cơ sở bán lẻ tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số đô thị khác. Các
doanh nghiệp FDI vào Việt Nam còn ít, họ hoạt động thăm dò thị trường, nắm bắt năng lực thị trường là chủ yếu, bằng nhiều hình thức như: Liên doanh liên kết với doanh nghiệp Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại để từng bước chiếm lĩnh thị trường bán lẻ và chuẩn bị cho chiến lược làm ăn ở Việt Nam.7
Sau đây là bảng tổng hợp phương thức thâm nhập của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam sau 2007 đến nay.
Bảng 3: Phương thức thâm nhập của các doanh nghiệp FDI sau 2007
Năm Công ty nước ngoài Lĩnh vực kinh doanh Phương thức Đối tác Việt Nam Tỷ lệ góp vốn
2008 Tập đoàn Daiso Chuối siêu thị đồng giá Daiso
Nhượng quyền TM
Cty CP Đầu Tư TM Đại Sơn 2009 Tập đoàn
Debenhams
Trung tâm mua sắm Debenhams Nhượng quyền TM Tập đoàn Việt Thái Quốc tế 2009 Cty TNHH GR Vietnam International Chuỗi cửa hàng tiện ích Liên doanh Cty Lương thực Hồ Chí Minh 49:51
2010 Tập đoàn Itochu Chuỗi siêu thị Family Mart
Liên doanh
Công ty Phú Thái
(Nguồn: Tổng hợp theo Company Report từ http://www1.planetretail.net/)
Bên cạnh các doanh nghiệp FDI thành lập các công ty phân phối với hệ thống siêu thị bán lẻ quy mô lớn là rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng cách mở hàng loạt cửa hàng bán lẻ chuyên doanh thông qua phương thức nhượng quyền thương mại với những cái tên tiêu biểu như tập đoàn quốc tế La Senza, công ty TNHH quốc tế The Body Shop, công ty Jollibee . Theo thống kê của Bộ Công thương thì đến hết năm 2009 có đến 21 công ty nước ngoài được cấp phép nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ.8 Có thể nói hiện
7 Theo bài phát biểu “Thị trường bán lẻ Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO”của ông Phan Thế Ruệ, Nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam
nay nhượng quyền thương mại là phương thức chủ yếu các tập đoàn nước ngoài sử dụng để thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam.