Hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phân phố

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 77)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

2.1.2 Hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phân phố

Sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường Việt Nam như phân tích ở trên phụ thuộc khá nhiều vào các quy định, hạn chế về mặt pháp lý. Do đó, để thực sự hỗ trợ sớm nhất các doanh nghiệp nội địa trước sự gia nhập và cạnh tranh mạnh mẽ của các tập đoàn nước ngoài thì việc hoàn thiện khung pháp lý là vấn đề

bức thiết. Trước mắt, có hai vấn đề lớn về mặt pháp lý mà Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện đó là:

- Các tiêu chuẩn về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) chưa được công bố rõ ràng.

- Luật về hoạt động bán lẻ qua mạng chưa có Do đó, Chính phủ Việt Nam cần phải:

Ban hành các tiêu chuẩn cụ thể về kiểm tra nhu cầu kinh tế:

Quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) có thể nói là công cụ đắc lực nhất của Chính phủ để hạn chế sự thâm nhập cũng như sự mở rộng của các tập đoàn nước ngoài ở thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, do quy định này chưa có tiêu chuẩn rõ ràng nên thực tế là việc mở rộng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vẫn đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đe dọa mạnh mẽ đến sự tồn vong của các doanh nghiệp nước nhà.Dựa vào kinh nghiệm của các nước đi trước sử dụng ENT thì các quy định nên được đưa ra theo những tiêu chuẩn sau:

- Cần phải phù hợp trước tiên với quy hoạch bán lẻ của địa phương nơi dự định lập cơ sở bán lẻ.

- Dựa trên các tiêu chí chính : số lượng cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư tại địa phương dự định mở cơ sở bán lẻ.

- Số lượng cơ sở bán lẻ được xem xét trên cơ sở số lượng của toàn bộ các cửa hàng, số lượng các cửa hàng cùng cấp độ, số lượng các cửa hàng cùng lĩnh vực kinh doanh và số lượng các chợ và cửa hàng của thương nhân có quy mô vừa và nhỏ đang tồn tại trong một khu vực địa lý ở các cấp độ là thành phố, thị xã, thị tứ, thị trấn, cũng như cấp độ địa giới hành chính và kết hợp với tiêu chí về mật độ dân cư.

- Sự ổn định của thị trường cần được xem xét đến ảnh hưởng của một cửa hàng bán lẻ nếu được thành lập đối với các cửa hàng đang tồn tại có kinh doanh lĩnh vực nghành hàng tương tự trong cùng một khu vực thị trường địa lý, ở các cấp độ là thành phố, thị xã, thị tứ, thị trấn.

Ban hành hệ thống pháp lý quy định về hoạt động bán lẻ qua mạng

Hoạt động bán lẻ qua mạng có thể nói là khó kiểm soát và có nhiều nguy cơ nhất do tính bảo mật thông tin không thể bảo đảm được hoàn toàn. Hiện nay, một số tập đoàn nước ngoài cũng đã xây dựng cho mình những trang web bán hàng trên mạng nhằm thu hút khách hàng, nâng cao doanh số. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản chính thức nào quy định về hoạt động bán hàng qua mạng. Do đó Chính phủ Việt Nam cần sớm đưa ra văn bản chính thức để điều chỉnh kênh phân phối có tốc độ phát triển nhanh và khó kiểm soát này. Cụ thể là luật cần quy định rõ những điểm căn bản sau đây:

- Khái niệm của hoạt động bán hàng qua mạng

- Thủ tục cần có để thương nhân có thể tiến hành bán hàng qua mạng - Những tiêu chuẩn để có một trang web bán hàng hợp lệ

- Những quy định về các hoạt động bán hàng qua mạng.

- Những hành vi được xem là vi phạm luật bán hàng qua mạng.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)