Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 66)

II. LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP

3. Đánh giá sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trườngbán lẻ Việt

1.1.1 Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam

Am hiểu tập quán mua bán, thói quen của khách hàng

Đây chính là lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và cũng là điểm yếu của các tập đoàn nước ngoài khi kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh trên thị trường, đồng thời đóng vai trò là người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam hơn ai hết hiểu rõ về tập quán và thói quen mua bán của các khách hàng nội địa từ đó có những chiến lược, cách thức kinh doanh phù hợp nhất. Khác với các nước khác, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen mua sắm hằng ngày chứ không mua hàng vào cuối tuần để dùng trong nhiều ngày. Đây là điểm khác biệt lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để chọn lựa các địa điểm kinh doanh thuận tiện phục vụ cho mục đích mua sắm hằng ngày của người tiêu dùng. Ngoài ra có rất nhiều thói quen, sở thích, thị hiếu khác về chủng loại hàng, cách trang trí cửa hàng, mẫu mã, bao gói…riêng của khách hàng Việt Nam mà doanh nghiệp trong nước sẽ nắm bắt tốt hơn so với các

13Theo phân tích “Thực trạng Nền kinh tế Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia” của

doanh nghiệp nước ngoài mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong thời gian không lâu. Nói cách khác đây chính là một trong những điểm mạnh lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài và cần phải được tận dụng một cách triệt để nhất để cạnh tranh.

Có sẵn hệ thống phân phối trên toàn quốc dù không lớn

Với vị thế là các doanh nghiệp của nước chủ nhà thì việc có sẵn một hệ thống phân phối trên toàn quốc vốn dĩ là điều hiển nhiên nhưng lại trở thành một điểm mạnh của các nhà bán lẻ trong nước khi các tập đoàn nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa. Kênh phân phối của các doanh nghiệp trong nước đã phủ sóng rộng khắp trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ở những thành phố lớn, các doanh nghiệp lớn trong nước như Hapro cũng được nhà nước ưu ái dành những vị trí đẹp, hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại. Hơn nữa, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn có lợi thế của người đi trước so với các doanh nghiệp nước ngoài. Những hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp trong nước đã cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những cái nhìn đầu tiên về kênh phân phối hiện đại và đã tạo dựng cho mình một vị trí vững chắc, sự uy tín và tin cậy của người tiêu dùng.

Biểu đồ 5: Tổng hợp sự gia tăng số lượng và doanh thu của các loại hình bán lẻ của Việt Nam từ 2005-2014

(Nguồn: “Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta- Vụ Thị trường trong nước)

Trong thời điểm hiện nay, trước sự thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài các doanh nghiệp trong nước cũng đang có những nỗ lực mạnh mẽ để mở rộng hơn nữa quy mô và hệ thống phân phối của mình mà dẫn đầu là Saigon Coop, Hapro Mart và Trung Nguyên- ba nhà bán lẻ có tham vọng chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài. So với năm 2007 và năm 2008 tổng số cửa hàng Saigon Coop tăng gần 70%. Hapro Mart mở rộng số lượng cửa hàng từ chỉ 3 trong năm 2006 lên đến 120 trong năm 2008, trong khi con số cửa hàng G7 mart tăng từ 300 đến gần 500. Bên cạnh đó các nhà bán lẻ nội khác cũng đang nỗ lực hết mình để mở rộng quy mô hệ thống phân phối của mình với mong muốn tăng thị phần, thu hút khách hàng và không để thị trường bán lẻ nước nhà rơi vào tay những tập đoàn nước ngoài.

Nắm bắt nhanh chóng những chính sách mới của Chính phủ

Với ưu thế là doanh nghiệp nước chủ nhà thì bất kỳ một Chính phủ nào cũng mong muốn các doanh nghiệp của đất nước phát triển tốt nhất. Do đó sự ưu đãi ngầm của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước là hoàn toàn có thể xảy ra. Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay lại khá manh mún, lộn xộn, chưa được kiểm soát chặt chẽ nên vấn đề thông tin bất cân xứng là không thể tránh khỏi nhưng lại theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp nước nhà. Yếu tố nắm bắt nhanh thông tin và chớp lấy thời cơ là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và giới kinh doanh nói chung. Đây được xem là một trong những lợi thế mà các nhà bán lẻ nội địa nên linh hoạt trước những nhà

bán lẻ nước ngoài vốn rất chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên trường quốc tế, có thể dễ dàng thích ứng với những sự thay đổi của thị trường.

Về vấn đề ưu đãi của Chính phủ thì thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Trong khi Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước thì các nhà bán lẻ nước ngoài lại đang được hưởng một số ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Điển hình là việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, nhìn lại ta sẽ thấy hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị trí trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)