II. LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA CÁC TẬP
3. Đánh giá sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trườngbán lẻ Việt
1.2.1 Cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài
Với thực tế là những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài bổ sung cho nhau thì thành lập liên doanh giữa hai bên là một trong những phương thức kinh doanh tốt cho cả hai bên.
Vốn, sự chuyên nghiệp, trình độ quản lý là những mặt các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu thì lại là những mặt mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về kinh nghiệm địa phương, hệ thống phân phối sẵn có và sự nhanh nhạy với các chính sách mới của Chính phủ thì đó lại là những điểm yếu của các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy thì còn có sự lựa chọn nào tốt hơn là thành lập liên doanh giữa hai bên, khai thác được thế mạnh của mỗi bên, khắc phục điểm yếu cho nhau và cả hai cùng phát triển. Thực tế thì các liên doanh như Family Mart (Nhật Bản) hợp tác với Tập đoàn Phú Thái; Lotte liên doanh với một công ty tư nhân của Việt Nam mở siêu thị Lotte thứ 2 và sắp tới đây là giữa G7 Mart của Trung Nguyên và Ministop của Nhật Bản… được thành lập khá nhiều tính đến thời điểm hiện nay đã chứng minh cho sự hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài là đúng đắn và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước nhà. Các doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức được cơ hội này để tận dụng những thế mạnh của về vốn, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh ra thị trường thế giới bằng phương thức xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối của các tập đoàn nước ngoài.