Chủ thể tham gia vào thị trườngbán lẻ

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 34)

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNGBÁN LẺ VIỆT NAM

1.1.2. Chủ thể tham gia vào thị trườngbán lẻ

Với tư duy hướng ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã tạo ra sự gia tăng khá nhanh của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong khi khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm xuống. Thị trường bán lẻ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Xét trên tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thì tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước từ 21,26% năm 1995 giảm xuống còn 16,32% năm 2007 trong khi tỷ trọng kinh tế ngoài nhà nước lại tăng lên từ 76,55% năm 1995 tăng lên đến 82,06% năm 2007. Khu vực kinh tế cá thể chủ yếu là chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn ( năm 2007 là 56,1%) và đây chính là khu vực sẽ có nhiều thay đổi do khu vưc tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều muốn chiếm lĩnh thị phần. Khu vực kinh tế tư nhân mới hình thành trong khoảng 20 năm nhưng đã chiếm tỷ trọng lên tới 29,1% năm 2007. Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng cũng đang trong đà tăng trưởng, năm 2001 tỷ trọng khu vực này chỉ chiếm 1,78% nhưng đến năm 2007 đã tăng hơn gấp đôi lên đến 4,48%.1 Thêm bảng biểu về tỷ trọng các thành phần kinh tế trong khu vực bán lẻ

1 Tổng cục thống kê, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Việc thực hiện những cam kết trong lĩnh vực phân phối, đặc biệt là những cam kết trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà theo đó các nhà phân phối nước ngoài sẽ từng bước được tham gia vào thị trường một cách rộng rãi hơn đã khiến cho số lượng các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Từ đó ta có thể chia các chủ thể tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam thành ba nhóm chính sau đây:

Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đây là các công ty có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới phân phối rộng khắp trên nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Có thể kể ra một vài tên tuổi tiêu biểu như : Liên hiệp HTX Thương mại và dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với 28 chuỗi siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon Co.op. Công ty cổ phần tập đoàn Phú thái (Phú Thái Group) có mạng lưới phân phối hơn 50.000 đại lý, đại lý bán buôn bán lẻ, siêu thị. Công ty siêu thị Hà Nội trực thuộc tổng công ty Hà Nội với hơn 50 siêu thị và các cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh mang tên Hapromart. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex hiện có chuỗi 8 siêu thị mang tên INTIMEX. Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Đông Hưng sở hữu chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART. Tập đoàn Dệt may Việt Nam với hệ thống siêu thị Vinatex mart chuyên kinh doanh mặt hàng dệt may đã phát triển được 54 điểm bán hàng trên cả nước. Công ty cổ phần Nhất Nam hiện đã phát triển được 12 chuỗi siêu thị FIVIMART . Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ An Phong với 5 chuỗi siêu thị MAXIMARK.

Các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước với lợi thế về tiềm lực tài chính và các cơ sở sản xuất nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước lại chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối mà không tham gia vào hoạt động sản xuất. Đây là một trong những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân phối nói riêng và hoạt động

kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn hạn chế về năng lực tài chính, kỹ năng tổ chức quản lý, trình độ đội ngũ cán bộ so với các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam. Từ những năm 2000, các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đã bắt đầu tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã nhanh chóng có những đóng góp không nhỏ tạo nên thị trường bán lẻ sôi động, phong phú và có tính cạnh tranh cao. Những tập đoàn bán lẻ nước ngoài hiện đang kinh doanh thành công có thể kể ra là tập đoàn Casino của Pháp với 14 siêu thị mang tên Big C, tập đoàn Metro Cash&Carry của Đức với hệ thống 13 siêu thị Metro trên cả nước, tập đoàn Dairy Farm của Hồng Kông hay tập đoàn Lotte của Hàn Quốc… Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn trên thế giới, có kinh nghiệm và đã xây dựng được mạng lưới hoạt động toàn cầu. Các doanh nghiệp nước ngoài thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm mà không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước.

Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước. Đây vẫn là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam, hằng năm đóng góp khoảng 13% vào tổng GDP của cá nước. Các hộ kinh doanh cá thể là mạng lưới rộng lớn nhất, phát triển về tận vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà các doanh nghiệp bán lẻ không thể đáp ứng được. Đặc điểm chung của các đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu kiến thức, kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường và hầu hết đây là những lao động phổ thông, không qua trường lớp đào tạo về kỹ năng kinh doanh. Ở Việt Nam thì những hộ kinh doanh cá thể chính là đối tượng tạo ra thu nhập chính

cho gia đình. Do đó, những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các gia đình đó.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam. cơ hội và thách thứ (Trang 34)