II. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 2.1 Kỹ năng lãnh đạo
2.2.4. Các dạng phản ứng với mâu thuẫn
Khi có mâu thuẫn thông thường cá nhân và nhóm đều có những phản ứng với mâu thuẫn khác nhau trong các trường hơp khác nhau. Theo Kenneth Thomas và Raplph Kilmann khi mâu thuẫn xảy ra con người thường phản ứng theo 5 cách
và với mỗi cách phản ứng đó có thể áp dụng trong từng trường hợp khác nhau để có thể giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
Dưới đây là mô hình phản ứng với mâu thuẫn của Thomas- Kilmann
Hình 06: Mô hình phản ứng với mâu thuẫn
Nguồn: Thomas Kilmann, theo Isa N. Engleberg và Dianna R. Wynn (2007)
Né tránh: Đây là cách phản ứng khi có mâu thuẫn xảy ra các thành viên lờ đi không làm gì để giải quyết mâu thuẫn. Thường bị coi là cách phản ứng tiêu cực.
Áp dụng: Né tránh được áp dụng trong một số trường hợp sau thì sẽ đạt hiệu quả tốt, khi vấn đề tranh cãi là không quan trọng đối với cá nhân và nhóm, cần có thời gian để tập hợp thông tin, dữ liệu để đưa ra ý kiến cuối cùng, hậu quả của việc tranh cãi là nghiêm trọng, thời gian hạn chế.
Nhượng bộ: Là cách phản ứng hy sinh mục tiêu của mình vì mục tiêu của thành viên khác để duy trì mối quan hệ. Đây cũng bị coi là cách phản ứng tiêu cực.
Áp dụng: Cách phản ứng này được áp dụng khi vấn đề là quan trọng với người khác và với nhóm nhưng không quan trọng với bạn, cần giữ mối quan hệ hơn là mục tiêu, khi cá nhân cảm thấy mình sai và cần thay đổi ý kiến, khi bạn mới tham gia nhóm cần tạo dựng mối quan hệ hơn là mục tiêu.
Cạnh tranh
(thắng thua) (cùng thắng) Hợp tác
Né tránh
(Hãy để tôi (Tôi nhường) Nhượng bộ
Thỏa hiệp (thắng một ít Mối quan Mục iê Mô hình phản ứng với â th ẫ Th 92
Cạnh tranh: Là cách phản ứng để đạt được mục tiêu cá nhân hơn là giữ mối quan hệ trong nhóm. Các thành viên đều muốn chiến thắng.
Áp dụng: Trong một số trường hợp thì cách phản ứng này rất hiệu quả như cá nhân là người có năng lực thực sự và mọi ý kiến đều giá trị và hiệu quả nhất, nhóm phải ngay lập tức có giải pháp, vấn đề là quan trọng và cần giải quyết.
Thỏa hiệp:Đây là cách phản ứng ở “nhóm giữa” cách này trong trường hợp nào đó phải hy sinh mục tiêu không quan trọng, nhường cho người khác để khi khác họ nhường lại mình khi mục tiêu đó là quan trọng hơn.
Áp dụng: Cách phản ứng này nên được áp dụng khi nhóm không tìm được giải pháp nào tối ưu, các hình thức giải quyết mâu thuẫn không có hiệu quả, nhóm không có đủ thời gian để đưa ra giải pháp sáng tạo.
Cộng tác: Một cách phản ứng đạt được tối đa mục tiêu cá nhân và mối quan hệ
trong nhóm. Cách này làm thỏa mãn tất cả lợi ích của các cá nhân liên quan.
Áp dụng: Khi nhóm có nhiều thời gian và vấn đề là quan trọng đối với tất cả các thành viên liên quan, phải tìm giải pháp để thỏa mãn tất cả thành viên, ý tưởng mới và sáng tạo là rất cần thiết, cần sự đồng thuận của tất cả thành viên.
Trong 5 cách phản ứng trên không có cách nào luôn luôn tối ưu, các thành viên và nhóm phải lựa chọn dạng phản ứng phù hợp với dạng của nhóm, quá trình phát triển nhóm và từng thời điểm cụ thể. Khi lựa chọn cách phản ứng nào, cá nhân và nhóm nên xem xét những câu hỏi dưới đây:
- Vấn đề đó quan trọng với bạn như thế nào?
- Vấn đề đó quan trọng như thế nào với các thành viên khác? - Duy trì mối quan hệ trong nhóm có quan trọng không? - Nhóm có nhiều thời gian để thảo luận về vấn đề đó không? - Các thành viên có tin tưởng lẫn nhau không?