- Điều không nên làm: viết từng từ một, đứng chắn trước bảng kẹp giấy.
3.4.4. Điều khiển tâm lý đám đông
Tâm lý của những thính giả thường có ảnh hưởng rất lớn đến nhau và ảnh hưởng đến diễn giả. Vì vậy, diễn giả cần đốn được tâm trạng của thính giả để có cách ứng xử phù hợp. Tránh những phản ứng tâm lý tiêu cực, làm ảnh hưởng đến buổi thuyết trình.
Để thuyết trình thành cơng, người thuyết trình nên: + Thuyết trình tự tin
Chuẩn bị tâm lý tự tin quan trọng như chuẩn bị cho bài thuyết trình. Do đó, diễn giả cần xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân, hãy xác định và phát huy tối đa những điểm mạnh. Hãy nhớ rằng, thính giả đều mong chờ buổi thuyết trình thú vị khơng kém gì diễn giả.
Suy nghĩ tích cực về buổi thuyết trình thành cơng như: “Bài trình bày sẽ rất thú vị vì có nhiều y tưởng mới và chắc chắn thính giả sẽ rất hài lịng” hoặc: “Những lần luyện tập đều rất sn sẻ. Mình rất háo hức được nhìn thấy phản ứng tích cực của thính giả”.
Tất nhiên, hầu hết mọi người đều cảm thấy căng thẳng khi thuyết trình trước đơng người. Khơng nên sợ hãi điều đó mà nên học cách để kiểm soát cảm xúc của bản thân nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi thuyết trình. Tự thư giãn bản thân trước khi đứng lên bục thuyết trình bằng cách hít thở: nhắm mắt lại, đặt một tay lên ngực và một tay ở vị trí cơ hồnh. Hít vào bạn cảm giác nâng cơ hồnh lên và sau đó từ từ thở ra. Hãy làm động tác này vài lần.
Hãy khởi đầu một cách tự tin và kiểm sốt được tốc độ trình bày và ngơn ngữ cơ thể trong suốt phần trình bày.
Kết thúc mạnh mẽ, ấn tượng và đừng quên gửi lời cảm ơn thính giả. + Thu hút thính giả
Bài thuyết trình được coi là thành cơng khi thính giả bị cuốn hút vào nội dung phần trình bày. Tuy nhiên, nếu nhận thấy có một số thính giả tỏ ra mất tập trung hay uể oải, hãy tìm cách khích lệ họ, chẳng hạn đặt câu hỏi và đề nghị thinh
giả giơ tay trả lời. Với những người thiếu thân thiện, có thể mở đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện và cố gắng phát đi những tín hiệu tích cực thơng qua ngơn ngữ cơ thể.
+ Tìm kiếm những dấu hiệu tích cực và tiêu cực từ thính giả
Hãy quan tâm đến tất cả các dấu hiệu của thính giả. Họ có thể thể hiện sự đồng tình hay phản đối thông qua ngôn ngữ cơ thể khác nhau. Họ thì thầm với người bên cạnh, nhìn lên trần nhà hay khoanh tay trước ngực khi diễn giả trình bày. Họ cũng có thể mỉm cười, gật đầu hoặc dướn người về phía trước. Khi đó diễn giả cần có những điều chỉnh hợp lý để thu hút thính giả về phía mình.
+ Ứng phó với sự đối nghịch
Khi thuyết trình có thể khiến thính giả có những cảm xúc tích cực mạnh mẽ hoặc chống đối quyết liệt với diễn giả. Trong tình huống như vậy, cần cố gắng giữ sự bình tĩnh để ứng phó hữu hiệu với những đối nghịch công khai và xử lý tốt những quan điểm đồng tình một cách khéo léo.
Có một số người muốn gây sự chú y bằng cách chế nhạo bài thuyết trình để chứng tỏ mình thơng minh hơn và do tâm lý đám đơng, một số người khác vơ tình hưởng ứng vì mục đích gây ấn tượng chứ khơng hề có y xấu với diễn giả. Khi đó, cần lịch sự và kiên quyết đúng mức. Mục tiêu của diễn giả là lôi kéo cử tọa ủng hộ mình. Tránh việc tranh cãi với người bác bỏ những nội dung diễn giả vừa trình bày.
Nếu những thính giả bất đồng với nhau, diễn giả cần là người đóng vai trị hịa giải họ. Hãy cố gắng giảm bớt sự căng thẳng, đảm bảo ai cũng có cơ hội được phát biểu nhưng lập lại trật tự càng sớm càng tốt. Hãy cố gắng chứng tỏ cho mọi người thấy khả năng kiểm sốt tình hình.
Một số người bị bắt buộc đến nghe phần trình bày của bạn. Khi đó, hãy chấp nhận nó và xua tan ác cảm của những người chống đối bằng thái độ thân thiện, cởi mở và chân thành.
Kinh nghiệm ứng phó với thính giả sẽ tăng lên khi diễn giả được luyện tập thường xuyên. Thuyết trình bằng cả trái tim, chắc chắn, bạn sẽ gặt hái được thành công.
Câu hỏi ôn tập:
1. Anh/chị hãy liệt kê những công việc cần chuẩn bị khi được giao nhiệm vụ thuyết trình chủ đề: “Tài nguyên nước – tương lai của thế giới”
2. Anh/chị hãy xây dựng cấu trúc một bài thuyết trình với chủ đề tự chọn. 71
3. Theo anh/chị, khi trả lời câu hỏi trong thuyết trình, cần lưu ý những vấn đề gì? 4. Anh/chị sẽ làm gì để tự tin khi thuyết trình trước đám đông
Chương II: