Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 96 - 97)

II. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 2.1 Kỹ năng lãnh đạo

2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm

Ngay từ khi nhóm bắt đầu thành lập và các thành viên làm việc với nhau là nhóm phải ln sẵn sàng chấp nhận có mâu thuẫn. Khi các thành viên có những quan điểm khác nhau hoặc không thống nhất về phong cách làm việc, cách nhìn nhận về một vấn đề, lợi ích khác nhau hoặc khơng cơng bằng, hay tính cách khác nhau, vai trò các thành viên khác nhau… đều là nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, có thể gộp lại thành 2 nhóm ngun nhân chính: ngun nhân xuất phát từ công việc, nguyên nhân xuất phát từ mối quan hệ trong nhóm.

Liên quan đến cơng việc

Khi các thành viên làm việc với nhau nảy sinh những bất đồng về ý tưởng thực hiện công việc, cách thức thực hiện, việc phân chia quyền lợi, phân trách nhiệm cơng việc, nguồn lực, vị trí vai trị của các thành viên khác nhau…tất cả những vấn đề này có thể là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm.

- Bất đồng quan điểm trong q trình thực hiện cơng việc: do ý tưởng khác nhau về cách triển khai cơng việc, người này thì muốn thực hiện cơng việc theo cách này, nhưng thành viên khác lại muốn công việc thực hiện theo cách khác. Nếu nhóm khơng thống nhất cách thực hiện có những quy định, nguyên tắc làm việc không rõ ràng và không giải quyết những bất đồng dạng này thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn và ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện công việc.

- Việc phân chia quyền lợi và vai trị, nguồn lực, vị trí của các thành viên trong nhóm cũng rất quan trọng, nếu khơng có ngun tắc rõ ràng và nhóm khơng thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả làm việc của các thành viên để điều chỉnh kịp thời việc phân chia này thì sẽ là nguồn gốc gây mâu thuẫn trong nhóm. Sự bất đồng và khơng hài lịng lẫn nhau do quyền lợi, vị trí khơng tương ứng với công việc và năng lực của các thành viên sẽ làm cho các thành viên hiềm khích lẫn nhau.

Nhưng theo đánh giá thì nhóm ngun nhân này thường dễ giải quyết, đây là nhóm nguyên nhân “lành mạnh” và khi đã giải quyết thường là mang lại ảnh hưởng tích cực cho hoạt động của nhóm.

Liên quan đến cá nhân

Bao nhiêu thành viên là bấy nhiêu tính cách, sở thích, thói quen, suy nghĩ… khác nhau do xuất thân, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, văn hóa… khác nhau nên khi họ làm việc cùng nhau thường có những cách nhìn, cảm xúc khác nhau. Điều này dễ dẫn đến mâu thuẫn cá nhân trong nhóm. Mâu thuẫn dạng này thường được gọi là mâu thuẫn “không lành mạnh”, thường xảy ra khi kỹ năng giao tiếp của các thành viên trong nhóm khơng tốt, kỹ năng thúc đẩy của nhóm trưởng cịn hạn chế, mục tiêu của nhóm và mục tiêu cá nhân không phù hợp với nhau và đặc biệt do tính cách của các thành viên khác nhau, niềm tin và cảm giác khác nhau về một vấn đề nào đó.

Mâu thuẫn xuất phát từ cảm xúc thường rất khó giải quyết vì nó liên quan đến cá nhân con người. Mâu thuẫn xuất phát từ những nguyên nhân này thường gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động và các thành viên trong nhóm. Để giải quyết mâu thuẫn kiểu này cũng mất rất nhiều thời gian và thường khơng giải quyết được triệt để và khó có giải pháp nào hồn hảo.

Nguồn gốc của 2 nhóm mâu thuẫn trên thường đi liền với nhau, khi liên quan đến công việc thường gắn với cá nhân ai đó trong nhóm, tuy nhiên khi nguyên nhân gốc rễ xuất phát từ cơng việc thì thường tập trung vào vấn đề chứ khơng tập trung vào con người. Vì vậy, mâu thuẫn liên quan đến công việc dễ giải quyết hơn mâu thuẫn liên quan đến con người cá nhân.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)