Các giai đoạn phát triển nhóm

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 85)

- Điều không nên làm: viết từng từ một, đứng chắn trước bảng kẹp giấy.

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM I KHÁI QUÁT VỀ LÀM VIỆC NHÓM

1.4. Các giai đoạn phát triển nhóm

Theo Bruce W. Tuckman, có 5 giai đoạn phát triển nhóm:

Giai đoạn hình thành

Đặc điểm của giai đoạn hình thành (tạo nhóm) là:

- Nhóm có thể được hình thành theo các cách rất khác nhau, ngẫu nhiên hoặc chủ định. Đây là giai đoạn các cá nhân tìm hiểu về mối quan hệ giữa mục tiêu của mình và mục tiêu của nhóm

- Các thành viên nhóm còn chưa quen biết nhau, chưa hiểu rõ tính cách và khả năng của nhau. Mọi người đều giữ ý, rụt rè, thăm dò nhau, và vì thế thường là họ khép kín, hạn chế thể hiện những ý kiến riêng và cảm xúc của mình, các thành viên chưa cởi mở.

- Sự xung đột, mâu thuẫn vì thế cũng ít khi bộc lộ, hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân.

Giai đoạn xung đột

Đặc điểm của giai đoạn xung đột (mâu thuẫn) là:

- Các thành viên nhóm đã hiểu nhau nhiều hơn, biết được tính cách và khả năng của nhau, họ cố gắng tự khẳng định mình trong nhóm. Họ cũng bắt đầu thể hiện và bảo vệ các quan điểm, mục đích, phương pháp làm việc, thói quen ứng xử… của mình. Và đây là giai đoạn nảy sinh các mâu thuẫn trong nhóm. Trong quá trình xây dựng mục tiêu, sẽ bộc lộ xung đột hay mâu thuẫn giữa các cá nhân, các bè phái được hình thành, các tính cách cá nhân được thể hiện rõ nét.

- Rất ít sự giao tiếp, ít sự lắng nghe: một số người vẫn không sẵn sàng nói chuyện cởi mở, một số chưa chú ý lắng nghe.

Giai đoạn bình thường hóa

Đặc điểm của giai đoạn bình thường hoá (củng cố) là:

- Các vị trí, vai trò trong nhóm đã được xác định. Nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc làm việc cùng nhau, cộng tác chung với nhau, và giảm bớt xung đột, mâu thuẫn nội bộ.

- Các thành viên đã có thể nhượng bộ lẫn nhau, thỏa thuận được các vấn đề liên quan đến lợi ích, ảnh hưởng, phương pháp làm việc…

- Các thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và chia sẻ ý kiến (thảo luận) cởi mở hơn. Họ tôn trọng nhau và có tinh thần sẵn sàng hợp tác hơn với toàn bộ nhóm.

- Mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Giao tiếp trong nhóm trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

- Nhóm đã đề ra được các quy tắc, các chuẩn mực của mình; các phương pháp làm việc được hình thành. Đặc trưng của nhóm được hình thành.

Giai đoạn thực hiện

Đặc điểm của giai đoạn thực hiện (vận hành) là:

- Nhóm làm việc đã hoạt động trôi chảy, ổn định trong một hệ thống cho phép. - Lúc này, các thành viên nhóm đã hoàn toàn chấp nhận vị trí, vai trò của mình và

của các thành viên khác.

- Văn hóa nhóm đã được hình thành, các ý kiến, sáng kiến dễ dàng được đưa ra. Các thành viên nhóm không còn e dè, trao đổi với nhau những quan điểm tự do và thoải mái, cởi mở và hợp tác.

- Giao tiếp trong nhóm hiệu quả, nhóm hỗ trợ nhau hiệu quả trong công việc. Có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm. Nhóm có sự thống nhất, hợp tác. Đây là giai đoạn nhóm làm việc hiệu quả nhất.

Giai đoạn tan rã

Đặc điểm của giai đoạn tan rã (kết thúc) là:

- Nhóm kết thúc sự tồn tại của mình khi hoàn thành các công việc mà nó được lập nên để thực hiện.

- Nhóm cũng có thể kết thúc sự tồn tại của mình khi nó không vượt qua được những khủng hoảng nào đó, chẳng hạn như mâu thuẫn không thể giải quyết giữa các thành viên hoặc hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài.

Câu hỏi ôn tập

1. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa tổ làm việc và nhóm làm việc.

2. Phân tích ý nghĩa của làm việc nhóm? Từ đó, rút ra khi nào cần làm việc nhóm? 3. Hãy phân tích các biểu hiện của các giai đoạn trong quá trình phát triển nhóm. 4. Để nhóm làm việc hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc nào? Tại sao?

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)