Kỹ năng lắng nghe

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 28 - 30)

2.1. Khái niệm nghe và lắng nghe

Khái niệm nghe

Nghe là hình thức thu nhận thơng tin thơng qua thính giác.

Khái niệm lắng nghe

Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thơng tin thơng qua thính giác có trạng thái chú ý làm nền.

Lắng nghe giúp người ta hiểu được nội dung thơng tin, từ đó mới có thể dẫn tới những hoạt động tiếp theo của quá trình giao tiếp

Phân biệt nghe và lắng nghe

Bảng 01: Phân biệt nghe và lắng nghe

Nghe Lắng nghe

Chỉ sử dụng tai Sử dụng tai nghe, trí óc và kỹ năng Tiến trình vật lý, khơng nhận thức

được

Giải thích, phân tích, phân loại âm thanh, tiếng ồn, thông tin để chọn lọc, loại bỏ, giữ lại Nghe âm thanh vang đến tai Nghe và chủ động hiểu thơng tin của người

nói

Tiếp nhận âm thanh theo phản xạ vật lý Chú ý lắng nghe để giải thích và hiểu vấn đề Tiến trình thụ động Tiến trình chủ động, cần thời gian và nỗ lực có

ý thức

Nguồn: Bộ mơn Phát triển kỹ năng (2009)

Chúng ta có thể xem xét mơ hình lắng nghe sau đây.

Hình 01: Mơ hình nghe và lắng nghe 22

Nghe chỉ cần tai và thông tin mang đến, trong khi lắng nghe chúng ta cần chủ ý để hiểu, phàn hồi (đưa ý kiến hoặc câu hỏi) và ghi nhớ thông tin.

2.2. Vai trị của lắng nghe

Đối với người nói

- Thỏa mãn được nhu cầu của con người: Con người ta, sau nhu cầu sống cịn về thể xác thì nhu cầu lớn nhất của con người là sự sống còn về tâm lý - nhu cầu được hiểu, khẳng định, công nhận và đánh giá cao. Khi lắng nghe để thấu hiểu người khác có thể tạo ra mơi trường tâm lý trong lành thỏa mãn nhu cầu sống còn về tâm lý của con người.

- Tạo điều kiện và khuyến khích người nói chia sẻ, thể hiện quan điểm, ý tưởng , một cách tự tin, liền mạch, rõ ràng nhất có thể.

Đối với người nghe

- Thu thập được nhiều thông tin hơn: Khi lắng nghe, chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin một cách thực tế khách quan nhất để có căn cứ quyết định vấn đề một cách phù hợp.

- Hiểu vấn đề, hiểu người nói: Khi lắng nghe, chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin để hiểu vấn đề một cách tốt nhất. Khơng chỉ có vậy, lắng nghe cịn giúp chúng ta hiểu cả người nói. Bằng cách lắng nghe nội dung, giọng nói, thái độ, tướng diện và một số phi ngôn ngữ khác của người nói, chúng ta sẽ có nhiều cơ sở để hiểu người nói, để có cách giao tiếp phù hợp, hiệu quả.

- Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp: Lắng nghe thể hiện sự tơn trọng người nói, làm cho họ hài lịng. Hiểu được tính cách, quan điểm,... của người nói, chúng ta sẽ điều chỉnh được cách ứng xử cho phù hợp. Hơn nữa, những người xung quanh thấy thái độ lắng nghe tích cực cũng sẽ có cảm tình với chúng ta hơn.

2.3. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe

Yếu tố chủ quan

Thơng thường là từ phía người nói và người nghe, bao gồm: thái độ người nói và người nghe, trình độ học vấn, trạng thái tâm, sinh lý, địa vị, uy tín của người nói và người nghe…

Thái độ của người nghe

Thái độ tiêu cực: thiếu thiện chí, thiếu tin cậy, thù địch hoặc thành kiến xấu tạo ra khoảng cách tâm lý, giao tiếp khó đạt hiệu quả. Biểu hiện: sự vụng về, thiếu

tế nhị trong giao tiếp, không thật sự quan tâm đến chủ đề, khơng tập trung vào người nói (làm việc khác)…

Khắc phục khi bạn là người lắng nghe: Tập trung vào chủ đề chứ khơng phải người nói. Tìm những điểm có ích cho mình trong chủ đề, khơng chỉ trích người nói, khơng làm việc riêng (áp dụng phi ngôn từ trong lắng nghe)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)