II. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 2.1 Kỹ năng lãnh đạo
2.2.2. Ảnh hưởng của mâu thuẫn đối với làm việc nhóm
Thơng thường khi nói đến mâu thuẫn người ta thường nghĩ đến mâu thuẫn tiêu cực, tức là nó ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của nhóm, đến các thành viên trong nhóm và kết quả làm việc của nhóm.
Bản thân mâu thuẫn khơng tích cực cũng khơng tiêu cực, nó phụ thuộc vào cách ứng xử, giải quyết của những thành viên liên quan đến mâu thuẫn cũng như các thành viên khác trong nhóm và một phần phụ thuộc những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn.
Ảnh hưởng tích cực
Mâu thuẫn trở thành tích cực khi các thành viên trong nhóm có những phản ứng, hành động ứng xử khi có mâu thuẫn mang tính xây dựng như: thảo luận trọng tâm vào vấn đề để tìm ra giải pháp chứ khơng chỉ trích, phản đối người liên quan đến mâu thuẫn; tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm, lắng nghe các ý kiến để tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn; hỗ trợ các thành viên giải quyết mâu thuẫn; linh động trong cách ứng xử mâu thuẫn; hợp tác với nhóm để giải quyết mâu thuẫn và vì hoạt động của nhóm.
Với những hành động và thái độ như trên khi xảy ra mâu thuẫn thì mâu thuẫn lúc đó ảnh hưởng tích cực tới nhóm cụ thể:
- Tăng lên mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau trong nhóm: thơng qua việc trao đổi ý tưởng, trao đổi giải pháp và cảm giác các thành viên sẽ hiểu nhau hơn, sẽ tránh được hiểu lầm và mâu thuẫn về sau, tăng tính gắn kết trong nhóm;
- Tạo nhiều ý tưởng trong nhóm: khi mâu thuẫn xuất phát từ các vấn đề liên quan đến công việc, các thành viên có những ý kiến, quan điểm, ý tưởng khác nhau về cùng một vấn đề giúp nhóm có nhiều lựa chọn để có được lựa chọn tối ưu nhất;
- Giải quyết các vấn đề cịn tồn tại trong nhóm: mâu thuẫn giúp nhóm và các thành viên nhìn nhận lại mình và nhóm để tìm ra các vấn đề cịn tồn tại chưa được giải quyết.
Ngồi ra mâu thuẫn cịn ảnh hưởng tích cực tới kết quả làm việc nhóm, cải thiện cách làm việc, quy định, thủ tục của nhóm và các thành viên trong nhóm, giúp các thành viên trong nhóm biết hiểu được mình và điều chỉnh mình hịa hợp với nhóm và đóng góp cho nhóm nhiều hơn.
Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên, khi có mâu thuẫn nếu các thành viên trong nhóm có những phản ứng tiêu cực như tấn cơng, chỉ trích, phản đối, loại bỏ người liên quan đến mâu thuẫn không tập trung vào vấn đề mà tập trung vào người liên quan đến mâu thuẫn. Cạnh tranh không lành mạnh với nhau để tranh giành quyền lực, lợi ích, nguồn lực. Chống đối lẫn nhau và không hợp tác để giải quyết mâu thuẫn, đặt cái tơi của mình lên hàng đầu, vì lợi ích cá nhân khơng vì lợi ích chung. Cũng có khi các thành viên né tránh mâu thuẫn, không bày tỏ quan điểm, thái độ, tỏ ra bất cần hoặc với thái độ “tôi không liên quan”.
Với những hành động như trên mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân các thành viên trong nhóm và hoạt động của nhóm, cụ thể:
- Làm mất thời gian của nhóm: thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề thì các thành viên tập trung vào chỉ trích nhau dẫn đến mất thời gian làm việc của nhóm, điều này cũng dẫn đến các thành viên mệt mỏi, chán nản và không tập trung vào công việc;
- Gây ra sự hiểu lầm, rạn nứt mối quan hệ, chia bè phái trong nhóm: Mối quan hệ trong nhóm ngày càng nặng nề và chia bè phái nếu mâu thuẫn không được giải quyết triệt để, các thành viên có cùng lợi ích, cùng quan điểm sẽ kéo bè phái và làm cho nhóm khơng hướng tới một mục tiêu chung;
- Ảnh hưởng tới kết quả làm việc của nhóm: với những phản ứng như trên thì mâu thuẫn ảnh hưởng đến quá trình làm việc và kết quả làm việc của nhóm là khơng thể tránh khỏi. Làm cho cho các thành viên không tập trung tối đa vào cơng việc, mục tiêu nhóm, khơng hợp tác để cùng hồn thành cơng việc nhóm một cách tốt nhất, làm lãng phí nguồn lực.
Ngồi ra nếu mâu thuẫn khơng được giải quyết kịp thời và để nó dẫn đến đỉnh điểm có thể nhóm khơng đạt được mục tiêu chung, có những thành viên khơng chịu được sẽ phải ra đi và hậu quả tệ hại nhất là nhóm có thể tan rã.