Các yếu tố cơ bản của một nhóm làm việc

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 82 - 83)

- Điều không nên làm: viết từng từ một, đứng chắn trước bảng kẹp giấy.

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM I KHÁI QUÁT VỀ LÀM VIỆC NHÓM

1.1.3. Các yếu tố cơ bản của một nhóm làm việc

Một nhóm làm việc bao gồm những yếu tố cơ bản nhất như sau:

- Về số lượng các thành viên: tối thiểu là 3 người, tối ưu từ 5 đến 7 thành viên, khi nhiều hơn 7 thành viên thì nên chia thành nhóm nhỏ hơn. Khi nhóm có thành viên thứ 3 thì có thể thay đổi động lực của nhóm, ý kiến nghiêng về một bên nào đó tạo ra sự quyết định dễ dàng hơn là chỉ có 2 người. Người thứ 3 có thể là người lắng nghe, xét đoán và làm ảnh hưởng về nội dung, cách làm của cuộc tranh luận.

- Mục đích/mục tiêu chung: nhóm làm việc phải có một mục tiêu chung, các thành viên phối hợp cùng nhau để hướng tới mục tiêu này.

- Sự tương tác lẫn nhau giữa các thành viên: trong một nhóm làm việc địi hỏi phải có sự tương tác giữa các thành viên mới có thể hồn thành được cơng việc.

- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên: cơng việc mà mỗi thành viên đảm nhận phải có mức độ phụ thuộc nhất định với công việc của các thành viên khác. Nếu một thành viên khơng hồn thành nhiệm vụ của mình sẽ ảnh hưởng đến cơng việc chung của tất cả.

Ví dụ: một đội bóng đá trên sân cỏ, một nhóm thợ săn một con thú lớn, một nhóm bác sĩ và y tá thực hiện một ca phẫu thuật, một nhóm sinh viên thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học... chính là những ví dụ điển hình cho một nhóm làm việc. Một đội bóng đá trên sân bóng gồm 11 cầu thủ, mục tiêu chung là ghi bàn vào khung thành đối thủ và bảo vệ khung thành của mình, trưởng nhóm chính là người đội trưởng, các cầu thủ ở các vị trí khác nhau như thủ mơn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo... phải phối hợp chặt chẽ với nhau mới đạt được mục tiêu chung.

Các dạng nhóm làm việc

Dựa vào tính chất cơng việc của nhóm, có thể chia thành các dạng nhóm làm việc như: nhóm dự án, nhóm tự quản.

Dựa vào mục tiêu và nội dung cơng việc của nhóm, có thể chia thành các dạng nhóm làm việc như: nhóm xã hội, nhóm học tập, nhóm dịch vụ, nhóm cộng đồng…

Dựa vào cách thành lập nhóm, có thể chia thành các dạng nhóm làm việc như: nhóm chính thức, nhóm phi chính thức.

Dựa vào cách tồn tại của nhóm trong thời gian, có thể chia thành các dạng nhóm làm việc như: nhóm thường xun, nhóm khơng thường xun.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)