Trong nhà lộng lẫy khoe cung tên với bọn theo hầu không nghe người khách có lời “muốn ăn cá” Bọn gia nô có ước nguyện được miễn đánh đập họ, co

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử (Trang 27)

có lời “muốn ăn cá”. Bọn gia nô có ước nguyện được miễn đánh đập họ, coi họ như cỏ rác, nuôi họ như súc vật. Những người tài năng không được biểu dương trong triều mà để mặc họ bịđè nén. Kẻ hèn kém thì không thương gia đình họ mà để mặc họ đói rét. Cho nên bọn phóng đãng thích hò hét trong đời gió bụi, bọn hèn hạ thì chỉ nghĩ đến sự ăn uống được no nê. Vì thế họ đi khắp bốn phương làm trộm cướp” [81, tr. 539]. Với sự ăn chơi ngày càng sa đọa của Trần Dụ Tông và các quan đại thần, xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV rơi vào tình cảnh mất mùa, đói kém triền miên, người nông dân phải bán vợ, bán con, bán mình làm phận nô tỳ cho các quý tộc, địa chủ giàu có. Bọn quý tộc, địa chủ nhân đó xâm chiếm hoặc ép buộc mua rẻ ruộng đất, mở rộng điền trang, tăng thêm số lượng người làm. Nhiều nhà chùa cũng trở thành chủ đất lớn với nhiều điền nô. Cùng với tình trạng đó các cuộc chiến tranh với Chămpa, Ai Lao lại buộc người nông dân nghèo phải rời bỏ ruộng đồng của mình. Nhà nước phong kiến thì mất khả năng quản lý nền kinh tế - xã hội, không còn sức để quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, tu sửa đê điều, cũng như các công trình thủy lợi. Và hậu quả là đã chín lần vỡ đê, lụt lội lớn. Có những năm vừa hạn hán, vừa lụt lội như năm 1348, 1355, 1393…

Tướng quốc Trần Nguyên Đán mới ngày nào đó còn vui mừng phấn khởi thốt lên rằng: “Trăm họ mừng ca cảnh thịnh giầu”, thì nay đã buồn rầu

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)