trong quan điểm về chính trị - xã hội và nhân sinh của ông. Nguyễn Trãi luôn mơ ước có một xã hội “vua thánh, tôi hiền” và những “ngày Nghiêu, tháng mơ ước có một xã hội “vua thánh, tôi hiền” và những “ngày Nghiêu, tháng Thuấn”, nhưng với hiện thực xã hội hết sức phức tạp và những mâu thuẫn của xã hội phong kiến đương thời, thì những mong ước đó của ông khó có thể thực hiện được một cách trọn vẹn. Trong triều đình, trước kia vốn “vua tôi một lòng phụ tử” [72, tr. 79], nay vì địa vị và quyền thế, dần nghi kỵ, hãm hại lẫn nhau. Ngoài xã hội, sau một thời gian dài thái bình thịnh trị, xã hội cũng dần rơi vào suy loạn, nhân dân lầm than, đói khổ. Vì địa vị và lợi ích của dòng họ, của con cháu mình, Lê Lợi đã đi đến nghi ngờ, sát hại những người tài đức, có uy tín lớn, như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Ngay cả Nguyễn Trãi cũng đã có lần bị Lê Thái tổ hoài nghi, ghét bỏ, bắt và hạ ngục (năm Thuận thiên thứ hai, tức năm 1429). Các công thần, vương phi cũng vì địa vị, danh lợi mà; một mặt, sống sa đoạ, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, ra sức vơ vét, bóc lột của dân; và mặt khác thì dèm pha, ganh ghét, hãm hại lẫn nhau. Sự kết cục bi thảm của bản thân Nguyễn Trãi và gia tộc với vụ án Lệ Chi viên nổi tiếng trong lịch sử cũng xuất phát từ nguyên nhân ấy. Chính những điều đó đã làm cho tư tưởng về xã hội và nhân sinh của Nguyễn Trãi đôi khi mang tính chất an phận thủ thường, thậm chí bi quan, yếm thế. Trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi thường nói nhiều về nhân tình thế thái. Trong đó vừa thể hiện một cốt cách, một lối sống thanh tao, không màng công danh, phú quý của ông; nhưng đằng sau đó cũng vừa ẩn chứa một thái độ an phận, pha chút buồn chán, bi quan của ông về thế sự
và tình người. Cho nên ông đã dùng rất nhiều từ như “ẩn dật”, “yên phận”, “yên lòng”, “yên thân”, “thân nhàn”, “thanh nhàn”, “nhàn chơi”, “dưỡng nhàn lòng”, “yên thân”, “thân nhàn”, “thanh nhàn”, “nhàn chơi”, “dưỡng nhàn chơi”, … “ngại ở nhân gian lưới trần” [72, tr. 415]. Đó cũng là do tính chếđịnh của lịch sử mà Nguyễn Trãi không thể làm khác được.
Ẩn chứa đằng sau các lĩnh vực và các giá trị văn hoá trên là tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Đó là quan điểm về trời đất, vũ trụ, vạn vật, thiên nhiên; học của Nguyễn Trãi. Đó là quan điểm về trời đất, vũ trụ, vạn vật, thiên nhiên; là tư tưởng về “Thiên mệnh”, về “ý trời”, “lòng trời”, “vận trời” và số phận con
160
người; là tư tưởng về nhân nghĩa và quan điểm về dân hết sức tiến bộ trong thời
đại ông; đó còn là quan điểm về thời thế, về quốc gia dân tộc, thể hiện lòng tự
hào dân tộc của Nguyễn Trãi. Trong đó, tư tưởng nhân nghĩa và quan điểm về
vai trò của nhân dân là những vấn đề không chỉ có giá trị và ý nghĩa lịch sử
sâu sắc góp phần vào sự phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam và thực tiễn lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV, mà còn có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV, mà còn có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn, thiết thực đối với công cuộc đổi mới nói chung và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân nói riêng ở Việt Nam hiện nay. 3.2.2. Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi
Trước hết là giá trị về mặt lý luận trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi;
đó chính là những đóng góp từ tư tưởng triết học của ông vào sự phát triển
của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam nói riêng. Phản ánh đặc điểm điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ