Về chính trị xã hội, bộ máy chính quyền từ triều đình đến địa phương suy thoái, rệu rã Việc chia bè kéo cánh trong hàng ngũ quý tộc dẫn đế n n ộ

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử (Trang 25)

bộ càng rối ren. Bọn gian thần tìm cách lũng đoạn việc triều chính. Nhân dịp này tầng lớp quý tộc phong kiến ra sức mở rộng điền trang, thái ấp, đồng thời tăng thêm số lượng tầng lớp nông nô, nô tỳ để củng cố địa vị thống trị ở các địa phương của mình. Ở cấp trung ương, đến triều vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369), hiện tượng suy thoái trong triều đình ngày càng gia tăng. Trần Dụ Tông sai dân chúng đào hồ lớn ở vườn Ngự, chất đá làm núi, bốn biển đào kênh thông với sông lớn để lấy nước vào hồ làm chỗ vui chơi, thưởng ngoạn. Bọn quan lại nhân cơ hội đó thả sức bắt quân dân xây dựng dinh thự, đền đài, chùa chiền, nuôi con hát phục vụ chơi bời. Trong triều đình xuất hiện hàng loạt tên nịnh thần và việc triều chính ngày càng lũng đoạn. Trước tình hình đó, tư nghiệp Quốc Tử Giám là Chu Văn An đã nhìn thấy nguy cơ đe dọa triều đình và ông dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần bao gồm Hoạn quan chi hậu cục Mai Thọ Đức, Viên ngự y Trâu Canh, Chính chưởng phụng ngự Bùi Khoan, Văn hiến hầu, Hành khiển tả y lang trung Nguyễn Thanh Lương, Hành khiển hữu ty, hữu bộc, xạ Tâm Đức Ngưu, Đồng binh chương sự Đoàn Nhữ Cầu. Nhưng vua Dụ Tông không nghe, ông đã xin trả ấn từ quan. Bàn về vua Trần Dụ Tông và tình hình xã hội thời kỳ này, Phan Phu Tiên nói: “Nhà Trần từ sau khi Dụ tông hoang dâm, phóng túng, lại thêm Chiêm Thành xâm lược, quấy rối, thì giặc cướp rất nhiều. Chúng cướp của bắt người

26

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)