Khung cảnh văn học Việt Nam trong sự giao lưu của văn hóa Đôn g Tây

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 47)

6. Cấu trúc luận án

2.1.2.Khung cảnh văn học Việt Nam trong sự giao lưu của văn hóa Đôn g Tây

Những năm đầu thế kỷ XX, do tác động trực tiếp và sâu sắc của hoàn cảnh xã hội, văn học Việt Nam đã vận động từ phạm trù văn học Trung đại, sử dụng song ngữ Hán - Nôm, chịu ảnh hưởng mô hình văn học Trung Quốc sang phạm trù văn học hiện đại sử dụng phương tiện chữ Quốc ngữ và hướng theo mô hình văn học phương Tây.

Kết quả của quá trình hiện đại hóa đã tạo cho văn chương một môi trường hoạt động mới khác với kiểu sinh hoạt văn chương “ngâm, vịnh, thù, tạc” của các nhà nho xưa; hình thành nên lớp nhà văn chuyên nghiệp; văn học từng bước được cách tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học truyền thống. Vì vậy, văn học giai đoạn này có một diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau đó.

Chặng đường đầu của quá trình hiện đại hóa, một số cây bút sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây, từ lĩnh vực báo chí, dịch thuật họ đã chuyển dần sang phỏng tác theo các tác phẩm văn học Pháp. Tiếp theo đó, các cây bút tân học đã có ý thức vượt thoát khỏi khuôn khổ của văn chương truyền thống, tìm đến với tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch - những thể loại mới của văn học hiện đại, hạn chế dùng những điển cố, điển tích, đưa lời ăn tiếng nói của đời sống vào trong sáng tác văn học,… Sự kết hợp hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật là hiện tượng nổi bật trong văn học ba mươi năm đầu thế kỷ XX.

Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là một tác phẩm tiêu biểu mang nhiều yếu tố giao thời giữa truyền thống và hiện đại. Trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tiểu thuyết

của Hoàng Ngọc Phách đã xuất hiện dấu hiệu rạn nứt những quan niệm cũ. Tố Tâm,

người tuân thủ đạo đức truyền thống đã không có hạnh phúc trong chế độ đại gia đình phong kiến, con người ấy muốn sống hết mình cho tình yêu tự do nhưng cũng không thể đón nhận hạnh phúc trong tình yêu. Hoàng Ngọc Phách đã đem cái tôi cá nhân đặt bên cạnh lễ giáo phong kiến và phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm cũ - mới

trong tình yêu nam nữ và hạnh phúc cá nhân. Về nghệ thuật, trong Tố Tâm có sự “lắp

ghép” giữa nghệ thuật viết văn của nhà nho (văn biền ngẫu, văn xuôi xen kẽ với văn vần, ngôn ngữ mang dấu ấn của điển tích Hán Việt) với kỹ thuật viết văn hiện đại (kết

cấu mới, kết thúc không có hậu, khai thác yếu tố đời tư của nhân vật). Sự giao thoa

đó đã mang lại cho cuốn tiểu thuyết chất hiện đại bên cạnh những yếu tố truyền thống. Đó chính là “tính giao thời” của một tác phẩm chịu sự chi phối của cuộc giao lưu văn hóa Đông - Tây, truyền thống - hiện đại. Trường hợp của Hoàng Ngọc Phách là trường hợp tiêu biểu cho sáng tác văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đối với người cầm bút giai đoạn này, văn học hiện đại giống như khu vườn quyến rũ với muôn màu

hương sắc. Các nhà văn, nhà thơ lúc đó tuy đã có những rung động thẩm mĩ mới; cách nhìn, cách cảm cũng khác trước nhưng lại chưa được trang bị chu đáo về mặt lý luận. Họ đã đến với văn học hiện đại trong sự nhận thức chưa được trọn vẹn. Thói quen cũ và ý thức mới vẫn in đậm trong sáng tác của nhiều cây bút. Nhìn chung, trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các tác giả đã “lắp ghép một cách máy móc cái truyền thống và hiện đại” [109, tr. 37]. Hạn chế đó mang tính tất yếu của một giai đoạn chuyển biến trong lịch sử văn học từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại.

Sau giai đoạn giao thời, văn học Việt Nam đã vận động mau lẹ, khẩn trương theo hướng hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn học. Chỉ trong khoảng chưa đầy nửa thế kỷ, nền văn học đã có những biến đổi sâu sắc, phát triển với nhịp độ khẩn trương và đạt được những thành tựu to lớn. Nhiều khuynh hướng văn học hình thành và phát triển. Nhiều tài năng và cá tính sáng tạo được khẳng định. Văn học đã vận động tích cực, tích tụ và bồi đắp được nhiều giá trị, đóng góp những kết quả rực rỡ đối với nền văn học nước nhà.

Trong quá trình hiện đại hóa của nền văn học dân tộc, văn học phương Tây có ảnh hưởng về nhiều phương diện. Thời gian này, văn học Pháp có một ảnh hưởng quan trọng đến đội ngũ nhà văn Việt Nam. Những tác phẩm tiêu biểu của

văn học Pháp đã được giới thiệu với độc giả Việt Nam: Thơ ngụ ngôn của La

Fontaine, các vở kịch Trưởng giả học làm sang. Người bệnh tưởng (Molière),

tiểu thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ (A. Dumas), Những người khốn khổ (V.

Hugo), Miếng da lừa (H. Balzac)... Nhiều nhà văn có tên tuổi thời kì này như

Hoàng Ngọc Phách, Vũ Đình Liên, Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Mạnh Tường... phần lớn được đào tạo từ các trường Pháp-Việt và một số đã du học từ Pháp trở về. Đội ngũ này chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ tư tưởng Tây học. Họ là lực lượng cơ bản góp phần phổ biến văn học Pháp ở Việt Nam thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Trên văn đàn công khai thời đó, trào lưu văn học lãng mạn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học phương Tây; trong đó các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn và các nhà Thơ mới là những người tiên phong. Các thi nhân của phong trào Thơ mới đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nhiều thi sĩ lãng mạn Pháp như

Chateaubriand, Lamartine, Musset, Hugo, Baudelaire... Trên hành trình sáng tạo, các chủ thể sáng tác tìm đến với những con đường mới nhưng họ không đoạn tuyệt với cái cũ, các nhà Thơ mới đã trải qua cuộc dấn thân đầy thử thách và hoàn thành xuất sắc sứ mạng nghệ thuật của mình, tạo nên “một thời đại trong thi ca” Việt Nam.

Bên cạnh đó, những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam thông qua các sáng tác văn xuôi lãng mạn. Đó là tư tưởng chống phong kiến, đề cao ý thức cá nhân. Từ những tiếp thu văn học phương Tây, văn học lãng mạn Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới trong kết cấu, cốt truyện và nhiều yếu tố nghệ thuật khác. Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ đã “đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam” [109, tr. 34]. Trong sáng tác của họ, dấu ấn của Chateaubriand, V.Hugo, A.Musset, Lamartine, A.Gide... thể hiện khá rõ. Viết về đề tài tình yêu, Nhất Linh và Khái Hưng chịu ảnh hưởng của

A.Gide. Nếu như Bản giao hưởng đồng quê (A.Gide) miêu tả tình yêu của một giáo

sĩ với một cô gái mù xinh đẹp thì ở Gánh hàng hoa (Khái Hưng), tác giả xây dựng

mối tình lãng mạn giữa cô gái bán hoa với một văn sĩ mù, còn Nắng thu (Nhất Linh)

lại đưa người đọc đến với tình yêu của một cậu học sinh trung học với một cô gái câm mồ côi. Ở đây chúng ta thấy có một sự gần gũi về đề tài mà các nhà văn lãng

mạn Việt Nam đã tiếp thu được từ văn học phương Tây. Tác phẩm Hồn bướm mơ

tiên của Khái Hưng (1933), chịu ảnh hưởng nhiều mặt của tiểu thuyết phương Tây.

Về chủ đề trong Hồn bướm mơ tiên gần với chủ đề lãng mạn trong Atala (1801) của

Chateaubriand và Jocelyn (1836) của Lamartine. Trong việc tiếp thu văn học

phương Tây để đổi mới văn học nước nhà, có những sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Theo Vũ Ngọc Phan, Hồ Biểu Chánh là một hiện tượng khá đặc biệt, “một nhà tiểu thuyết nổi tiếng”, một nhà văn bình dân nhất Nam Kỳ. Những tác phẩm của ông góp phần hình thành thể loại tiểu thuyết Việt Nam trên chặng đường phôi thai. Khi sử dụng chữ quốc ngữ để sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu mạnh mẽ những tác phẩm văn học phương Tây. Một số sáng tác của ông thường phóng tác theo các tác

phẩm phương Tây nhằm thể hiện những nội dung mới của đời sống xã hội Việt Nam trên con đường vận động và biến đổi. Đó là trường hợp các tiểu thuyết như:

Chúa Tàu Kim Quy (phóng tác theo Bá tước Monte-Cristo của A.Dumas), Cay đắng mùi đời phỏng theo Không gia đình của Hector Malot, Ngọn cỏ gió đùa phỏng theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những người khốn khổ của V.Hugo. Những tác phẩm trên nổi bật về xu hướng đạo đức xã hội, ngợi ca cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, chống lại cái ác. Như vậy, Hồ Biểu Chánh tiếp xúc với tác phẩm văn học phương Tây đã mang mục đích đó là tiếp thu kinh nghiệm văn học nước ngoài để đổi mới thể loại tự sự, một thể loại mới hình thành và phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XX ở nước ta. Điều đáng chú ý, khi phóng tác, nhà văn rất khéo léo trong việc vận dụng kiến thức văn học nước ngoài đang du nhập vào nước ta, nhà văn đã thể hiện cuộc sống và con người phức tạp của vùng Nam Bộ vào trong tác phẩm một cách rất tự nhiên như điều vốn có của văn học.

Ở giai đoạn này, những tên tuổi tiêu biểu Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam đã trở thành niềm tự hào và khát khao, ngưỡng mộ của độc giả. Thế nhưng, có một sự thật là, sau niềm ngất ngây bởi những cung bậc đời sống và thanh âm mới lạ mà văn chương mang lại, cả tác giả và độc giả đều không thể quên đi được sự thật của cuộc sống cơm áo gạo tiền luôn bám chặt vào người nghệ sỹ: “Nỗi đời cơ cực đương giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với

khách thơ” (Xuân Diệu). Nguyễn Vỹ phải cất lời cay đắng trong bài Gửi Trương Tửu:

“…Thời thế bây giờ vẫn thấy khó Nhà văn An Nam khổ như chó! Mỗi lần cầm bút nói văn chương, Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương, Và nhìn chúng mình hì hục viết,

Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết,…” [157, tr. 99]

Trong một xã hội như thế, văn chương không thể từ chối hiện thực mà phải nhận về mình trách nhiệm lên án những bất công, những tội lỗi của chế độ thống trị. Vì vậy, giai đoạn này lại là thời điểm tạo nên những cây bút sắc sảo, tài năng của

dòng văn học hiện thực. Họ là những tri thức tiến bộ, có tinh thần dân chủ, trân trọng công lý và gần gũi, cảm thông cho những người lao động nghèo khổ. Nguyên tắc “tôn trọng sự thật” của chủ nghĩa hiện thực được các nhà văn đề cao.

Những năm 1920 -1930, các tác phẩm theo khuynh hướng hiện thực của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn đã xuất hiện với nội dung hiện thực, ngôn ngữ và

kết cấu mới. Những tác phẩm Con người sở khanh của Phạm Duy Tốn hay Chuyện

cô Chiêu Nhì của Nguyễn Bá Học, dường như ngòi bút của các nhà văn đã áp sát vào cuộc sống, phơi bày những “sự thực ở đời”. Điều đó chứng tỏ tư duy nghệ thuật của nhà văn đã hướng vào hiện thực, nghĩa là đã viết khác với văn chương thời kỳ trung đại trước đây. Ở Nam Bộ, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã cho ra đời những tiểu thuyết mang dáng dấp phương Tây, gần với cách viết của tiểu thuyết Pháp cuối thế kỷ XIX như đã nêu ở trên; chất liệu đời sống trong các trang sách của Hồ Biểu Chánh hiện lên ngày càng dồi dào, phong phú. Đó cũng chính là biểu hiện sự tiếp thu của nhà văn về cách phản ánh hiện thực của tác phẩm, vượt qua những khuôn mẫu, những đề tài có tính mẫu mực, ước lệ của văn học trung đại.

Đến giai đoạn sau năm 1930, các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài và Trương Tửu đều sáng tác theo khuynh hướng văn học hiện thực. Tuy mỗi nhà văn có một thế giới nghệ thuật riêng, một sự nghiệp văn chương riêng, song những trang văn của họ cùng hướng đến mục đích phê phán, tố cáo xã hội thực dân - phong kiến; tố cáo áp bức, bất công; bênh vực người nghèo khổ. Nguyễn Công Hoan dùng ngòi bút trào phúng sắc sảo phơi bày những cảnh đời ngang trái, những bộ mặt đê tiện, những thủ đoạn ghê tởm của bọn quan lại thực dân phong kiến luôn tìm cách bóc lột người lao động nghèo khổ. Ngô Tất Tố lại trực diện tấn công vào bộ máy cường hào, quan lại, bênh vực những người nông dân khốn cùng. Vũ Trọng Phụng - “Ông vua phóng sự đất Bắc” xây dựng những điển hình phê phán xã hội giả dối, “vô nghĩa lý”. Nhà văn Nguyên Hồng xót thương cho những người khốn khổ trên từng trang viết, còn Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những kiệt tác văn học phản ánh tình trạng đói về vật chất, mòn mỏi về tinh thần. Cùng với những nhà văn hiện thực đương thời, Trương Tửu đã dùng ngòi bút của mình soi chiếu, lột tả, phơi bày những cảnh

tượng đau khổ của hạng người đói rách, bần cùng trong xã hội; bênh vực, cảm

thông cho những nạn nhân của hoàn cảnh. (Tác giả của cuốn Nhà văn hiện đại đã

xác định Trương Tửu là một nhà “Tiểu thuyết xã hội”). Tác phẩm của ông đi sâu

phản ánh thực trạng xã hội thực dân phong kiến với những đổ vỡ, hoang mang của lớp người trẻ tuổi; những tệ nạn xã hội, những hành động tự giải thoát,… Nhà văn còn chú trọng tìm hiểu bản chất của vấn đề, khám phá nguyên nhân dẫn tới thực trạng xã hội. Các phương diện đề tài, chủ đề trong các tác phẩm của nhà văn đều toát lên tinh thần tranh đấu, thể hiện khát vọng vươn tới một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Trên quan điểm như vậy, sáng tác.của Trương Tửu đã đồng nhất với quan điểm của X.M Pêtơrốp: “Nhà văn hiện thực đi tìm sức mạnh làm thay đổi cuộc sống theo những quy luật của tự nhiên, không phải trong lí tưởng trừu tượng mà ngay trong cuộc sống thực” [103, tr. 103]. Tuy không có được số lượng sáng tác dồi dào và những tác phẩm chưa có tiếng vang lớn trên văn đàn đương thời, song văn xuôi Trương Tửu cũng là một hiện tượng văn học đáng chú ý của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945. Trương Tửu đã đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng này với 13 tác phẩm văn xuôi ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Văn xuôi của ông phản ánh chân thực đời sống xã hội, có giá trị về nhiều mặt (lịch sử, văn hóa, xã hội,…).

Trong những tác phẩm văn xuôi Trương Tửu ta có thể nhận ra khá rõ dấu ấn của văn học truyền thống và những ảnh hưởng, tiếp thu văn học phương Tây. Sự tiếp thu và ảnh hưởng từ văn học phương Tây trong văn xuôi Trương Tửu thể hiện rõ trên cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Đề tài trong tác phẩm văn xuôi Trương Tửu đã tạo thành bức tranh xã hội rộng lớn, bao quát nhiều phương diện đời sống. Một trong những nét mới về nghệ thuật thể hiện nhà văn đã đi sâu phân tích bi kịch con người cá nhân bị bần cùng hóa, bế tắc trước sự biến đổi của cuộc đời. Trương Tửu đã chú trọng phân tích tâm lý con người cá nhân theo dòng ý thức, theo những ẩn ức tâm trạng và cả những khía cạnh tính dục. Cần phải thấy, các nhà văn theo quan điểm “tả chân”, “tả đúng sự thật” [95, tr. 220] có khi không phân biệt rõ ranh giới giữa chủ nghĩa hiện thực (realism) và chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) nên có những trang văn viết theo bút pháp tự nhiên chủ nghĩa (Hiện

tượng này, J.A. Cuddon trong Từ điển thuật ngữ văn học và lý luận văn học đã khái quát: “Trong phê bình văn học chủ nghĩa tự nhiên là một từ mà thỉnh thoảng vẫn

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 47)