Cảm hứng phê phán

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 109)

6. Cấu trúc luận án

3.3.1. Cảm hứng phê phán

Phê phán là “vạch ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án” [108, tr. 776]. Từ quan niệm về phê phán, nhà văn khơi nguồn cảm hứng này để viết nên tác phẩm nhằm thể hiện thái độ của chính mình một cách cụ thể nhưng lại hết sức khách quan trước những diễn biến của con người, xã hội.

Trương Tửu phê phán, lên án và tố cáo xã hội, phê phán lối sống của những người được trang bị học thức nhưng lại lầm đường lạc lối, dấn thân vào những cuộc

chơi thâu đêm suốt sáng trong tiểu thuyết Thanh niên S.O.S. Nhà văn phê phán

những kẻ có tiền, có quyền sẵn sàng bán lương tâm cho quỷ dữ để tước đoạt sự

trong trắng của một cô gái đáng thương trong Khi người ta đói, cũng trong tác phẩm

này ông phê phán những kẻ sử dụng lao động đã luôn ăn chặn, luôn dồn người lao động vào bước đường cùng khiến họ phải giành giật đấu tranh để cố gắng giữ được lương thiện.

Trong xã hội mục nát và đầy rẫy những thói hư tật xấu đang hủy hoại thanh niên, nhà văn mang mong muốn cứu vãn được tư tưởng của tầng lớp thanh niên

lúc đó nên ông đã ẩn mình vào vị bác sĩ để đưa ra giải pháp “chỉ có một cách dứt bỏ được sự trụy lạc của thanh niên là phá đổ tận gốc các xã hội mục nát hiện thời

đi” [120, tr. 118].Với văn học hiện đại,Thanh niên S.O.S (1938) là tiếng kêu cứu

của một thế hệ thanh niên đang suy sụp vì sự rối loạn của thời đại. Thông qua tác phẩm, Trương Tửu không chỉ phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai, mà còn kín đáo phê phán những cổ hủ, lạc hậu của tư tưởng phong kiến

khiến người phụ nữ trở thành nạn nhân trong xã hội đó như Sâm trong Thanh niên

S.O.S, nhân vật Hậu trong Khi chiếc yếm rơi xuống, Tuất trong Đục nước béo cò. Họ chỉ vì bị cha mẹ ép phải lấy người không yêu thương làm chồng, vì người cha tranh giành kiện tụng để có vị trí trong thôn xã khiến gia tài tiêu tán, gia đình nát tan, cụ Đội là cha của Tuất chỉ vì món tiền để khao làng lên lão theo “lệ làng” [120, tr. 503] mà cụ gần như ép con gái lấy anh rể, cam phận làm lẽ chính chị gái ruột. Từ những định kiến của xã hội cũ đã khiến thanh niên càng đến gần với sự sa ngã, với tư tưởng bế tắc.

Không chỉ có vậy, ở một số tác phẩm nhà văn còn lên án, phê phán lối sống, cách cư xử của mỗi thành viên trong đời sống gia đình. Với nguồn cảm hứng này, có nhiều tác giả khi sáng tác đã đề cao giá trị nhân văn giữa con người với con người như Ngô Tất Tố xây dựng hoàn cảnh vợ chồng chị Dậu bị bắt bớ, đánh đập vì chưa nộp đủ tiền sưu thuế nhưng tình chồng nghĩa vợ ở họ vẫn đằm thắm sẻ chia. Chị Dậu vùng lên đánh lại tên lính khi thấy hắn đánh đập chồng mình. Nam Cao xây dựng hình ảnh Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí Phèo… Trương Tửu lại khác, ông đã nhìn thấu mặt trái của xã hội với những méo mó, lệch lạc của đời sống gia đình trong xã hội tư sản thành thị. Tất cả hiện thực đó được ông mở ra như một cuốn phim quay chậm về những mảnh vỡ của hôn nhân không thể cứu vãn như trong gia đình chị em Quế Hương và Liêu với cảnh bố mẹ ly thân, người cha bỏ lại vợ, con để đi ở với người đành bà khác, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến chàng thanh niên vốn ngoan hiền, say mê học hành. Liêu thiếu đi người cha đồng nghĩa thiếu đi một sự dạy bảo khiến anh ta trở thành hư hỏng, thân đầy tật bệnh. Đến gia đình vợ chồng Thông Thúy tan vỡ trước những đòi hỏi nổi loạn của

Thúy với nhu cầu về nhục dục và cả nhu cầu về vật chất. Thúy đã ngoại tình bỏ lại tổ ấm sau lưng không cần mảy may suy nghĩ để kết thúc là cái chết trong giông gió của cơn biển lộng.

Bên cạnh đó ông phê phán tình cảm chị em gái ruột thịt đã bị lối sống thực dụng chi phối. Những truyền thống “chị ngã em nâng”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nhường chỗ cho sự ích kỉ, hẹp hòi và kết thúc là chị em hủy hoại lẫn nhau

như Thi đối Tuất trong Đục nước béo cò.Tình cảm chị em giữa họ được nhà văn

khắc họa chân thực và để họ xuất hiện đồng hành cùng với nhều ngôn từ dung tục. Lời của Thi chửi rủa em mình là “Con đĩ voi giầy kia! Con giời đánh kia” [120, tr.

505], “Đồ đĩ rạc đĩ rầy”[117, tr. 510], Liễu với Nguyệt trong Một kiếp đọa đày,

Liễu nuôi nỗi hận thù cô em gái, còn em cô thì kênh kiệu, đỏng đảnh, coi thường người chị đáng thương, Nguyệt có những hành động không thể chấp nhận ở một người em “Lấy ngón tay trỏ ấn vào má Liễu”, cô còn chì chiết người chị kém may mắn “Giời đã bắt cái mồm méo sệch thế này mà còn lắm nhời…” [120, tr. 524].

Đối với Nguyệt sự ích kỉ đã đánh mất tình yêu thương của cô từ lúc nào “Từ lúc

bắt đầu cuộc ồn ào này, Nguyệt lấy làm khó chịu. Nàng còn phải bận óc về nhiều cái khác hơn về cái số kiếp người chị tàn tật kia - bận tính toán công việc sắm áo cưới chẳng hạn. Trong cái tâm hồn nhỏ hẹp ấy không có chỗ để cho một tình cảm vị tha nào đặt chân vào được” [120, tr. 530]. Biết chị viết thư nặc danh phá hoại hạnh phúc của mình, Nguyệt đã không có được lòng độ lượng vị tha để tha thứ cho người chị để rồi kết cục Liễu đã “ghé răng vào môi Nguyệt, ngoạm một miếng, nghiến thật mạnh… Đứng nhìn môi em rách tung, Liễu thỏa sướng vô cùng” [120, tr. 555]. Chị em cắn xé lẫn nhau (cắn xé được sử dụng cả hai nét nghĩa) là do đâu? Có phải bản chất con người là căn nguyên dẫn tới cuộc chiến trong gia đình hay còn lý do nào khác? Nhà văn tài tình ở chỗ đó, ông khai thác mọi khía cạnh của cuộc sống để lên án khi tình cảm, trách nhiệm con người đối với tổ ấm gia đình xuống cấp. Trương Tửu đã nêu ra vấn đề và để ngỏ câu trả lời cho đến tận xã hội ngày nay. Nội dung phán ánh trong tác phẩm không chỉ đúng trong xã hội đương thời mà trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ của nền công nghệ thông tin như hiện nay chưa hẳn không tồn tại những gia đình như vậy.

Đặc biệt, ở một số tác phẩm Trương Tửu phê phán người làm cha, làm mẹ đã đối xử tàn độc với con cái dưới những hình thức hành động hay lời nói. Ông phê phán cách dạy bảo con cái độc đoán như người cha của Nguyệt Minh đã đánh cô không thương tiếc, đến nỗi sẹo đầy mặt, chột cả mắt và bị bệnh tim sau trận đòn

chỉ vì để cấm cản con gái yêu chàng trai có tên là Huấn trong Tôi nguyền rủa mãi

người cha ấy, “Ông Bá đánh Nguyệt Minh chán tay rồi bỏ xuống nhà dưới. Nàng nằm đờ trên giường như người hấp hối, thân thể đau đớn. Đang nằm nàng lại thấy ông Bá lên. Rồi ông lại đánh nàng một trận nữa. Nàng chết ngất đi. Người nhà phải xô nhau lại phun nước lã vào mặt, giật tóc mai nàng mới tỉnh.

Hôm sau nàng không ăn uống gì được, mình mẩy thâm tím như người tội phạm bị tra tấn ở buồng thú tội. Nhất là ngực nàng đau dữ lắm. Không hiểu ông Bá điên rồ ấy nghĩ thế nào mà lại lên đánh nàng một trận nữa. Trận này đau hơn tất cả vì nàng không còn một chút hơi sức nào để chống cự với cái đau nữa. Nàng cứ nằm bệt cho cha muốn đánh thế nào thì đánh. Bỗng nàng thấy đau chói ở mắt bên trái. Nàng rú lên một tiếng rồi ngất lịm đi. Thì ra ông Bá đã phang mẩu củi vào giữa mắt nàng” [120, tr. 384].

Bà Phán trong Một kiếp đọa đày không dùng vũ lực như ông Bá, nhưng đối

với đứa con tàn tật lẽ ra phải được bà yêu thương và bù đắp, thì bà lại hắt hủi coi đứa con gái đó như cái gai làm xấu mặt bà. Bà đã không công bằng trong việc dạy bảo các con. Là người mẹ, lẽ ra bà phải là người phân xử đúng sai khi các con có mâu thuẫn, phải uốn nắn, khuyên răn các con, phải bảo ban, động viên đứa tật nguyền. Nhưng bà Phán lại khó chịu với Liễu mà chỉ bênh vực Nguyệt, khiến Liễu đau đớn, tủi cực vì bị chính mẹ và em xa lánh. Bà Phán không bao giờ dành cho Liễu nụ cười “kể từ ngày con biết nghĩ đến giờ, con chưa bao giờ thấy mẹ cười âu yếm với con một lần nào”, có chăng là những lời chửi rủa hơn cả với “người dưng nước lã” như “Cha tiên nhân nhà nó! …Tao vẫn biết cái tâm địa mày ác lắm cơ mà!... À! Lại còn gái đĩ già mồm à… À! Cha tiên nhân mày, hôm nay mày lục tội bà có phải không…” [120, tr. 524-530]. Bà Phán đã đối xử với đứa con mà bà dứt ruột mang nặng đẻ đau như vậy. Bà không dùng đến đòn roi nhưng những lời bà dành cho đứa con gái tội nghiệp sao cay nghiệt đến thế, mỗi câu bà chửi con kèm

với thái độ ghét bỏ như hàng nghìn mũi dao đâm vào tim Liễu. Sự đau đớn đã khiến kẻ tàn tật đó trở thành tội đồ với hai tội danh trong cái gia đình ấy. Tội thứ nhất do cô bị sinh ra ở trên cõi đời này khiến người thân của cô phải xấu hổ. Tội thứ hai cô chính là kẻ ác thú hủy hoại nhan sắc của em gái và cuộc sống tưởng chừng như yên bình của cả gia đình. Nhà văn đã rất khách quan khi sử dụng cảm hứng phê phán để đẩy kịch tính của tình huống truyện lên đến đỉnh điểm đó là sự trả thù của Liễu.

Như vậy, Trương Tửu đã không dừng lại ở việc miêu tả chân thực khách quan về con người và xã hội, bằng cảm hứng phê phán ngòi bút của ông đã lên án mạnh mẽ vào những chủ trương chính sách của bọn thực dân và những tàn dư phong kiến còn sót lại khiến cuộc sống của mỗi con người trong xã hội ấy bị đè nén và bế tắc.

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)