6. Cấu trúc luận án
4.3.2. Lời văn độc thoại
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, độc thoại là nói chuyện một mình [108, tr.
336]. Xét trong những tác phẩm của nhà văn ta tìm hiểu về khái niệm độc thoại nội
tâm. Theo 150 thuật ngữ văn học, độc thoại nội tâm là: “phát ngôn của nhân vật nói
với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm mô phỏng hoạt động suy nghĩ xúc cảm của con người trong dòng chảy trực
tiếp của nó” [5, tr. 127]. Trong những tác phẩm văn học, độc thoại chiếm một dung
lượng không nhỏ và có vai trò rất quan trọng khi thể hiện bản chất bên trong của nhân vật. Bởi khi đối thoại với chính mình, các nhân vật sẽ bộc lộ chân thực nhất điều họ nghĩ, quan điểm của mình. Cho nên có thể nói ngôn ngữ độc thoại thể hiện sinh động và rõ nét nhất bản tính của mỗi nhân vật theo dự đồ sáng tạo của nhà văn.
Trong Thanh niên S.O.S, ở phần đầu tác phẩm Liêu được xây dựng là chàng
trai ngoan, là một trí thức có lý tưởng, hoài bão và ước mơ về tình yêu trong sáng. Tình yêu của Liêu với Sâm trở nên mãnh liệt trong tâm trí, nhưng chàng đau khổ khi hay tin Sâm sẽ lấy chồng, điều này khiến Liêu bấn loạn trong dòng suy nghĩ nội tâm “Đứng vịn song cửa nhìn ra vườn hoa, chiều hôm nay, Liêu để mặc cho những giọt nước mắt từ từ lăn trên hai gò má. Chàng mường tượng đến Sâm, lòng buồn rười rượi như kẻ đeo tang. Đã một tuần lễ rồi, chàng ngẫm nghĩ ngày đêm về cái tin Sâm lấy chồng”, “Rồi chàng bận bịu trí não tìm câu trả lời đến ăn ngủ thất thường, mặt mày hốc hác như người sốt rét” [120, tr. 49],
“…Liêu trầm mặc như nhà toán học đang tìm lời giải cho một bài tính đố. Rồi như để bác một ý nghĩ gì đau đớn mới nảy ra trong óc, Liêu lẩm bẩm: - Có thể thế được ư?
Có lẽ nào người yêu của chàng phản bội tình yêu vì lợi? Có lẽ nào vẻ nhu mì
Chàng dùng hết nghị lực để gạt bỏ cái hoài nghi đau đớn ấy. Nhưng đã hoài nghi thì phải hoài nghi mãi mãi cho đến lúc tìm được đủ lý để không hoài nghi nữa” [120, tr. 51].
Qua những dòng độc thoại nội tâm, Trương Tửu đã để nhân vật thể hiện một cách chân thật về sự khổ sở, dằn vặt, nghi ngờ của Liêu. Trong tâm hồn của chàng trai “si tình và ngây thơ” đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để khẳng định “tình yêu chân chính và thành thực”. Với nhân vật Liêu, nhà văn đã khẳng định được tài năng trong việc miêu tả tâm lý nhân vật với những cung bậc nội tâm đa dạng và phức tạp.
Những câu độc thoại của Thông trong tiểu thuyết Trái tim nổi loạn cho thấy
phẩm chất đáng quý của một chàng thanh niên trí thức tuy tiến bộ nhưng lại rất đạo đức, thủy chung. Vì vậy khi phát hiện ra những điều không thể dung hòa trong cuộc sống gia đình Thông đã rơi vào tận cùng đau khổ, cuộc sống của chàng đau khổ nhiều hơn hạnh phúc khi lựa chọn hôn nhân với Thúy. Nhà văn diễn tả tất cả những chán chường, thất vọng của nhân vật bằng cách để cho Thông bị dày vò với những cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật cho thấy một tâm hồn bị tổn thương dữ dội bởi tình yêu, bởi sự thất vọng ê chề khi lâu đài hạnh phúc mà chàng cố công xây dựng đang sắp vỡ vụn. Để có được cuộc hôn nhân theo lựa chọn riêng, Thông đã đánh mất cả gia đình lớn đến nỗi cha mẹ không nhìn mặt, vậy mà hạnh phúc rồi sẽ tan vỡ mà chàng không thể cứu vãn khiến Thông như một con thú bị thương, cùng đường không lối thoát.
Qua ngôn ngữ độc thoại cho người đọc hiểu hơn về Liễu, một cô gái tàn tật,
xấu xí trong Một kiếp đọa đày. Ở Liễu vừa đáng thương vừa đáng trách. Cô đáng
thương bởi người thân cô cay nghiệt, đày đọa cô, đến kẻ ăn người ở cũng coi thường cô. Họ khiến cô rơi vào tận cùng tủi nhục. Nhưng trong sâu thẳm cõi lòng tổn thương ấy Liễu vẫn mang một tâm hồn đằm thắm cho dù cô vừa gây ra tội ác. Khi Liễu sửa soạn quần áo muốn bỏ đi thật xa, cô chợt chạnh lòng khi nhìn đứa em
trai “Ta sắp phải xa lìa đứa em nhỏ này mãi mãi ư? Rồi đây, trong nhà, ai là người
chăm nom đến nó?” [120, tr. 534].
Nhưng khi nàng nghĩ về người em gái xinh đẹp hay nanh nọc, đày đọa nàng, nàng gằn trong dạ “Nếu bây giờ nó xấu đi”. Liễu cứ bần thần nhắc đi, nhắc lại câu nói ấy, khởi điểm cho những tội ác hãi hùng. Sự phẫn uất, cùng đường khiến người ta trở thành tàn ác.
Độc thoại là một cách nhà văn miêu tả tâm lý con người (nhân vật) khi để cho dòng nội tâm vận động và phát triển tự nhiên không có bất cứ sự can thiệp nào.Vận dụng biện pháp nghệ thuật này, Trương Tửu đã thể hiện tính hiện đại cho những trang văn xuôi hiện thực của ông. Không riêng ở Trương Tửu mà Nam Cao, Kim Lân cũng khai thác lĩnh vực này rất thành công. Độc thoại nội
tâm của những nhân vật nông dân như ông Hai trong Làng, cụ Tứ trong Vợ
nhặt…của Kim Lân được đặt vào những tình huống bất ngờ trước thử thách khó
khăn mà cuộc sống mang đến nhưng nhân vật của Kim Lân đã vượt qua sự trớ trêu của số mệnh và thể hiện sự lạc quan để sống tốt. Độc thoại nội tâm của nhân
vật trí thức Hộ trong Đời thừa, Thứ trong Sống mòn…của Nam Cao đã cho thấy
sự tương đồng với Trương Tửu khi luôn có sự đồng cảm trong việc miêu tả sâu sắc về tâm lý của người thanh niên trí thức. Mỗi nhà văn có cách khai thác nghệ thuật độc thoại khác nhau và không thể phủ nhận ngòi bút văn chương của họ đã góp phần làm phong phú nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Đọc truyện ngắn của Trương Tửu có thể với cá nhân nào đó cho rằng tác phẩm của ông chưa thật độc đáo, hấp dẫn nhưng những phát hiện thú vị về mặt tâm lý nhân vật một cách chân thực để tính cách nhân vật thể hiện rõ nét trong từng thời điểm sẽ khiến không ít độc giả thay đổi quan điểm riêng đó. Trương Tửu sử dụng lời văn độc thoại trong tác phẩm nhằm mục đích để cho tuyến nhân vật có một diễn biến tâm lý phúc tạp, để thấy được sự thay đổi trạng thái của cùng một nhân vật vào các thời điểm khác nhau. Qua đó dấu ấn phong cách của Trương Tửu được thấy rõ hơn.