Phương thức trần thuật chủ quan với những nhân vật “tôi”

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 125)

6. Cấu trúc luận án

4.1.2. Phương thức trần thuật chủ quan với những nhân vật “tôi”

Phương thức trần thuật chủ quan là phương thức trần thuật được tiến hành từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phưng xác định: Người trần thuật là một trong các nhân vật và từ điểm nhìn của một nhân vật, người trần thuật “có khả năng nhìn thấy được tất cả mọi sự và có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật” [45, tr. 202]. Đặc điểm của phương thức trần thuật chủ quan khi vai trò vừa là một nhân vật, vừa là người kể chuyện, người

trần thuật sẽ kể lại những gì mà người ấy đã chứng kiến. Đây là phương thức trần thuật mà: “Hành động của nhân vật được miêu tả dựa trên trạng thái nội tâm của nhân vật đó, từ điểm nhìn của chính anh ta hay điểm nhìn của một người quan sát có năng lực phân tích tâm lý” [45, tr. 202]. Tuy nhiên, nhà văn sử dụng phương thức trần thuật chủ quan này trong 3/13, số lượng này chiếm ít hơn so với phương thức trần thuật khách quan. Nhưng có thể nói trong những năm đầu thế kỷ XX, đây cũng là hiện tượng đặc biệt trong tác phẩm văn xuôi Trương Tửu

Xuyên suốt vào văn xuôi Trương Tửu, trong một số tác phẩm thấy nhân vật

“tôi” xuất hiện. Trong Khi chiếc yếm rơi xuống, Tôi nguyền rủa mãi người cha ấy,

Cái tôi của ai, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật “tôi” vừa giữ vai trò là một nhân vật trong tác phẩm lại vừa là người kể chuyện. Có điểm đặc biệt, Trương Tửu khác với những nhà văn giai đoạn trước và những nhà văn cùng thời với ông đó là nhân vật “tôi” mà Trương Tửu xây dựng là những thanh niên trẻ có sự am hiểu trong xã hội. Xây dựng nhân vật bằng phương thức trần thuật chủ quan, vị trí của nhà văn nhường chỗ cho vị trí của nhân vật: “Cách đây ba năm, tôi có dịp ở thuê một căn gác giữa phố Khâm Thiên. Bên phải tôi nhà cô đầu; bên trái, nhà cô đầu; trước mặt, nhà cô đầu. Nay đến từng dưới nhà tôi - một hiệu tạp hóa nhỏ - cũng là chỗ lui tới hàng ngày của cô đầu.

Nhờ vậy, tôi thường lân la trò chuyện với các người đàn bà trụy lạc ấy. Trong những phút thân mật, họ đã kể cho tôi nghe, không sượng sùng, không ngần ngại, tất cả

những cực khổ âm thầm của nghề ca kỹ” (Khi chiếc yếm rơi xuống) [120, tr. 225].

Khi xây dựng nhân vật bằng nghệ thuật trần thuật chủ quan, kiểu nhân vật xưng “tôi”đã tự nói lên tiếng nói của họ “Tôi thương Nguyệt Minh vô hạn. Người con gái ấy chỉ vì yêu tôi mà phải chịu những cực hình như thế. Tôi thấy tôi cũng có một phần trách nhiệm lớn trong cái đau khổ của nàng. Dần dần lòng thương Nguyệt

Minh, tâm hồn tôi, nhường chỗ cho một oán hờn tức tối” (Tôi nguyền rủa mãi người

cha ấy) [120, tr. 385].

Bằng nghệ thuật trần thuật chủ quan, theo nhà văn đã Flaubert đã dời chỗ vào nhân vật để đi thẳng vào nội tâm của nhân vật để phải suy ngẫm, phải trăn trở, phải day dứt: “Vậy là trong người tôi có ba cái tôi: Cái tôi cá nhân, cái tôi xã hội và cái

tôi đạo đức. Ừ! Có thế chứ. Có thế mới hiểu được tại sao nhiều khi tôi lại không nhận tôi là tôi mà tôi lại vẫn là tôi. Chính thế rồi! Chính ba cái tôi ấy, chúng lần lượt

sai khiến tôi, luôn xung đột nhau và hành hạ tôi” (Cái tôi của ai) [120, tr. 565].

Qua tìm hiểu, nghiên cứu có thể thấy trong những năm đầu thế kỷ XX, dòng văn xuôi hiện đại có số lượng tác phẩm khá nhiều về kiểu nhân vật xưng “tôi” khi vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện. Thực tế được chứng minh cùng với Trương Tửu còn có Nam Cao, Thạch Lam, Kim Lân đã sử dụng phương thức trần thuật chủ

quan này ở trong tác phẩm Một cơn giận, Sợi tóc... của Thạch Lam, trong Lão Hạc,

Dì Hảo... của Nam Cao, trong Cầu đánh vật, Đứa con người cô Đầu, Người kép già

của Kim Lân. Như vậy có thể thấy, các nhà văn có những nét tương đồng nhất định và ở phương diện nghệ thuật.

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)