Nhân vật tiêu cực

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 98)

6. Cấu trúc luận án

3.2.2. Nhân vật tiêu cực

Trước hết cần thấy “Thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã nêu lên nhiều kiểu và loại nhân vật văn học, tương ứng với những dấu hiệu phân loại khác nhau” [5, tr. 251]. Đặc biệt “Do phục vụ cho việc truyền đạt sự đánh giá và thể hiện lý tưởng xã hội của nhà văn, người ta nêu ra “nhân vật chính diện” (tích cực), và “nhân vật phản diện” (tiêu cực)- cách phân biệt này tuy ước lện nhưng lại tiêu biểu

cho sáng tác của khá nhiều xu hướng văn học” [5, tr. 251]. Nhân vật tiêu cực trong tác phẩm văn học, có thể nói là nhân vật mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Khái niệm tiêu cực là “có tác dụng phủ định, làm trở ngại sự phát triển” hoặc tiêu cực là “không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội”. [108, tr. 990]. Như vậy, nhắc đến nhân vật tiêu cực trong tác phẩm của các nhà văn đương thời phải

nói đến Nghị Quế của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn, Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan

trong Bước đường cùng. Nghị Quế, Nghị Lại là những tên địa chủ thôn quê.

Không châm biếm, mỉa mai, sắc sảo, nhưng Trương Tửu khắc họa nhân vật

tiêu cực trong tác phẩm là kẻ đê hèn, khốn nạn như Cử Mùi trong Khi người ta

đói, những kẻ mất nhân tính như Bích, Thi trong tiểu thuyết Đục nước béo cò, hay

Nguyệt trong Một kiếp đọa đày biết mình có chút nhan sắc, và được mẹ yêu chiều

nên đối xử tàn nhẫn với người chị ruột bị tàn tật bất hạnh. Nguyệt nói những lời cay nghiệt, độc địa với Liễu không một chút xót thương hay động lòng trắc ẩn của tình cảm chị em ruột thịt, Nguyệt xem việc hành hạ được người chị xấu người, xấu số ấy là một thú vui… Từ những hành động, lời nói lạnh lung của Nguyệt và mẹ cô đã khiến Liễu trở nên oán hờn, và thành người độc ác đến đáng sợ.

Cử Mùi trong truyện Khi người ta đói, hắn lợi dụng người ta nghèo đói, không

trả được tiền thuê nhà mà lấy đó làm cái cớ để hắn ngang nhiên cưỡng bức một cô gái nghèo khổ, yếu đuối đến đáng thương. Hành động đê hèn của Cử Mùi không chỉ vùi dập thân thể người phụ nữ. Sự dâm ô, bẩn thỉu của hắn đã ám ảnh cô gái trong trắng khiến cô tủi nhục ê chề đến phát bệnh mà chết. Đau đớn về thể xác, quẫn bách về tinh thần, nhất là cái nghèo hèn góp phần vào việc đầy đọa một người tội nghiệp như Thanh. Cô đã chết sau khi phải trải qua muôn vàn tủi nhục, đắng cay. Quyền lực vạn năng của đồng tiền đã khiến Cử Mùi càng thêm hống hách. Hắn có quyền, có tiền nên hà hiếp người lương thiện. Sự dâm ô đốn mạt của hắn đáng phải bị trừng trị. Hành động đưa cho Thanh mấy đồng bạc sau khi thực hiện hành vi thú tính càng cho thấy sự ghê tởm về một kẻ như hắn. Đây cũng là thành công của nhà văn khi không tốn quá nhiều giấy mực nhưng bằng một vài chi tiết đã khiến cho một nhân vật tiêu cực như Cử Mùi lộ nguyên hình là con quỷ dâm dục.

Nhắc đến hai vợ chồng Bích, Thi không ác đến mức cầm dao để giết người,

không sống quá trụy lạc như Liêu, Văn trong Thanh niên S.O.S nhưng cuộc sống

của họ khiến ta không khỏi trăn trở. Con người ta có thể sống lạnh lùng, vô đạo đến thế kia sao? Bích vốn là một kẻ trăng hoa, ham hưởng lạc. Vợ anh ta, Thi cũng là một phụ nữ sống thực dụng đến tầm thường. Thi chỉ mê bài bạc. Cô ta không có một chút phẩm chất nào của một người làm mẹ, làm vợ.Thi mê bài bạc đến nỗi bỏ bê việc gia đình, bỏ mặc con nhỏ thì thật đáng trách. Cái hình ảnh người mẹ ham đánh bài đến rơi cả con xuống đất khiến đứa trẻ mới ẵm ngửa khóc điếng, khóc lặng thật khiến người ta bất bình. Thi chỉ có thừa một điều là sự tàn nhẫn, độc ác. Cô đối xử với em gái thật bạc tình. Đánh đập Tuất khi em gái cô khi đang bụng mang dạ chửa chỉ vì thói trăng hoa của chồng. Thi nhục mạ, đay nghiến em, cưới em làm lẽ cho chồng để hành hạ, sỉ nhục, xem em như một con ở để hầu hạ cô, điều này thật đáng sợ ở một người chị gái. Cuộc ẩu đả giữa Thi với chồng và em gái khiến đứa con còn ẵm ngửa của Thi rơi xuống đất. Đứa bé sau đó bệnh nặng và chết. Hoàn cảnh và cơ sự như vậy mà Thi chỉ buông một câu nói: “Thôi đành vậy, sống thì nuôi, chết thì chôn,…” [120, tr. 508]. Khi Tuất quá hoảng sợ chị gái và hiểu rõ tâm địa người anh rể khốn nạn, cô đã bỏ đi. Đứa con của cô vừa sinh đành để lại. Thi đã dỗ con của chồng và em gái mình bằng những lời độc ác “Con nín đi, không có bà ăn thịt cho bây giờ”. Còn người cha của Thi và Tuất không chỉ mong con gái được người anh rể để mắt đến để có khoản tiền là một chục đồng tiền khao thọ, để được ngồi mâm trên. Câu chuyện xoay quanh gia đình Thi, Bích nhưng nó khiến ta bất bình trước giá trị đạo đức xuống cấp, suy đồi. Tuy chưa phải là kẻ mất hết nhân tính lẫn nhân hình như Chí Phèo của Nam Cao nhưng các nhân vật như vợ chồng Thi, Bích đã có thể được xếp vào tuyến phản diện bởi qua những nhân vật này nhà văn cho thấy từ suy nghĩ đến hành động của họ đều là hẹp hòi, đểu giả. Qua đời sống ở một gia đình mà nhà văn phản ánh, Trương Tửu muốn thức tỉnh những giá trị đạo đức, những tình cảm máu mủ, ruột thịt, những luân thường đạo lí tốt đẹp ngàn đời của một dân tộc.

Như vậy những nhân vật tiêu cực trong tác phẩm Trương Tửu đã khắc họa được phần nào sự đồi bại mất đạo đức, nhân phẩm của con người trong xã hội bấy giờ. Nhân vật của Trương Tửu tuy chưa đạt đến tính điển hình như nhân vật tiêu cực của một số nhà văn cùng thời nhưng đã cho thấy một thực trạng xã hội đang đầy rẫy những con người chạy theo danh lợi và đồng tiền mà sẵn sàng đánh đổi tình thân, đánh đổi đạo đức lương tâm của chính mình .

Trong quá trình tìm hiểu về cuộc sống con người và xã hội những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta, ngòi bút Trương Tửu đã khá mạnh taytrong việc khắc họa nhân vật tiêu cựctrở thành những kẻ tha hóa đáng bị cộng đồng lên án.

Tha hóa là một từ được dùng theo những ý nghĩa khác nhau, nói cách khác là một từ có nhiều khái niệm: Trong đời sống cộng đồng, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa đạo đức, nói về những trường hợp người bị biến chất, bị mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình trước đây.

Trong nghiên cứu khoa học - xã hội, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa triết học, nói về một hiện tượng, một quy luật diễn ra trong đời sống xã hội.

Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa tha hóa (Động từ) có hai nghĩa: “Con người bị biến chất thành xấu đi”. Thí dụ: “Bị tha hóa trong môi trường tiêu cực”. Hay biến thành cái khác đối nghịch lại.

Như vậy nhân vật tha hóa là nhân vật bị biến chất mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có trước những thế lực đen tối trong xã hội. Như nhân vật Nghị Hách trong

tác phẩm Giông Tố của Vũ trọng phụng- điển hình cho tầng lớp quan lại thời đó, sắc

nét và sống động. Nghị Hách không phải là một ông nghị tầm thường, hắn là một tên địa chủ có năm trăm mẫu đồn điền trong tỉnh nhà, hắn còn là một nhà đại tư bản, một nhà đại công nghiệp có mỏ than ở Quảng Yên, ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nữa ở Hải Phòng. Cái ấp của hắn đồ sộ nhất tỉnh, đến dinh quan công sứ cũng không bằng. Cách ăn chơi của hắn thì y như các vị công hầu khanh tướng trong tiểu thuyết Tàu, có mười một nàng hầu đặt dưới quyền một mụ quản gia. Không những thế, Nghị Hách lại sắp ứng cử ghế Nghị trưởng, sắp có Bắc Đẩu bội tinh. Xuất thân của Tạ Đình Hách chỉ là tên cai thợ nề, thế rồi sang Lào một chuyến,

không biết làm ăn ra sao mà khi về trở nên giàu có thế ấy. Chính vợ con hắn kể tội ác của hắn:

“- Ừ đấy, bà thế đấy! Nó là cung văn thật đấy, nhưng mà bụng dạ tốt, nó ăn ở có nhân có nghĩa... Nó còn hơn cái mặt mày, đồ lường đảo! Quân giết người! Đồ lường thầy phản bạn! Quân hiếp dâm! Ừ! Mày cứ ly dị bà đi! Rồi bà tố cáo tội lường gạt, tội giết người của mày trước pháp luật cho mà xem! Mày về mày hỏi mười một con vợ lẽ của mày xem có phải mày hiếp chúng không? Có phải mày đã bỏ bã rượu vào nhà bố mẹ đẻ chúng để bố mẹ chúng phải bán rẻ cho mày không?...” [89, tr. 422-423].

Thành công tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng là việc sáng tạo nhân vật tha hóa Nghị Hách. Nhà văn đã xây dựng được nhân vật điển hình có tính cách đa dạng và thống nhất về bản chất xã hội. Ông đã khắc họa nhân vật bằng nhiều chi tiết mà chi tiết nào cũng tiêu biểu tạo dựng một nhân vật tha hóa độc đáo.

Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa có tình hình xã hội phức tạp. Nhà nước thực dân phong kiến đã dồn ép, đẩy tầng lớp nhân dân lao động vào tình trạng dở sống, dở chết, cùng quẫn, bế tắc. Trường Tửu không tập trung bút lực vào việc miêu tả tình trạng đói cơm, rách áo, bần cùng, lầm than của người dân lao động mà tác giả quằn quại đau đớn với những con người bị xã hội lôi kéo, đánh mất đi những bản chất cao đẹp vốn có.

Chúng ta không còn lạ với nhân vật Liêu, Văn, Sâm trong tiểu thuyết xã hội

Thanh niên S.O.S ban đầu Liêu là một thư sinh nho nhã cũng có ước mơ về một con đường học hành. Nhưng rồi lại bị lôi kéo bởi những dục vọng đê hèn về xác thịt. Họ trở thành những thanh niên trụy lạc, trác táng với lối sống, lệch lạc trong nếp nghĩ và nhận thức, bệnh hoạn về tinh thần. Ở đây giọng văn của Trương Tửu gần với Vũ Trọng Phụng. Trương Tửu phản ánh sinh động tất cả những sự trụy lạc trong lối sống tha hóa của Liêu và của những thanh niên đương thời. Cái xã hội với những nhà chứa, nhà cô đầu, thuốc phiện, gái đĩ nhan nhản, ta có cảm giác đúng như nhà văn phản ánh: “…một xã hội mà đặt chân vào một xó tối nào cũng gặp một gái đĩ, dạo chơi hè phố nào cũng trạm trán một tên ma cô; trong một xã hội mà rạp chiếu

bóng là buồng đợ của nhục dục, công viên là cung điện của dâm thần” [120, tr. 27].

luôn chỉ biết coi trọng nhục dục hơn những giá trị đạo đức, họ yêu thích hành lạc và hưởng thụ mà quên đi bổn phận, trách nhiệm với chính mình, họ say mê tiền tài, khoái lạc và hoàn toàn xa lạ với những mĩ từ “lí tưởng”, “tương lai”. Họ đem cả tương lai đốt vào những thuốc phiện, những cuộc ăn chơi trụy lạc và kết quả là những cái chết rất trẻ, quằn quại vì bệnh xã hội. Những thanh niên ấy, người đi trước dắt kẻ đi sau rồi cùng bị đẩy xô xuống vực thẳm đầy xương máu. Vậy đằng sau những thanh niên như Liêu, Văn, Sâm… nhà văn muốn nói điều gì? Nhà văn kết tội xã hội để nêu những hành động người trí thức cần làm, đó là phải cải biến xã hội, phải hành động để chống lại cái thực thể mục nát của xã hội cho đến khi kiến thiết được một xã hội mới hợp lí và nhân đạo hơn. Chính vì vậy dù là những trang văn đầy những từ ngữ về sự trụy lạc, những hành động suồng sã, những cử chỉ đầy dục tình của lớp thanh niên nhưng đằng sau đó là một đôi mắt đầy ưu tư của nhà văn cho cả xã hội bấy giờ. Có thể nói đó là mặt thành công của Trương Tửu khi ông đi sâu vào đối tượng những con người bị tha hóa bởi cuộc sống trụy lạc, chủ nghĩa

vật chất. Trương Tửu nêu rõ chủ kiến sáng tác bằng cả bài viết từ Thanh niên S.O.S

đến Một chiến sĩ, trong đó ông nhấn mạnh tính hệ thống và mối liên hệ chặt chẽ giữa hai tác phẩm:

Thanh niên S.O.S được quan niệm và xếp đặt theo một định luật xã hội học: cá nhân không là gì hết, hoàn cảnh là tất cả. Những điều kiện sinh hoạt của một hoàn cảnh đẻ ra những tâm trạng, tư tưởng, pháp luật tương đương. Tất cả họp thành một sức mạnh lôi cuốn người ta một cách tàn nhẫn. Người ta không đủ thời giờ và nghị lực dừng bước hay rẽ tạt sang bên cạnh. Người ta mất hết tự chủ. Người ta chỉ còn là cánh bèo trên dòng thác, một bánh xe trong bộ máy. Đối với cá nhân, hoàn cảnh tác động như một số mệnh.

Căn cứ vào định luật ấy, tác giả Thanh niên S.O.S cắt nghĩa về hiện tượng

trụy lạc của thanh niên. Tác giả đặt ra một bài toán. Thanh niên sống thế nào, nghĩ thế nào và ông không ngần ngại đem phô bầy lên mặt giấy y nguyên, linh hoạt. Tác giả không tố cáo, không biện hộ, mà chỉ ghi dấu lại một hoàn cảnh của xã hội đương thời..

Bằng một giọng văn có thể nói là điềm tĩnh đến lạnh lùng, giọng điệu ấy có sự tương đồng với phong cách Nam Cao khi các nhà văn muốn phản ánh hiện thực.

Đằng sau cái lạnh lùng của Nam Cao, cái điềm nhiên của Trương Tửu là những ưu tư, trăn trở. Họ như người thư kí của thời đại và nhường sự đánh giá, phán xét cho công chúng và bạn đọc.

Ở cô gái giang hồ có tên là Hậu, nhân vật chính trong tiểu thuyết Khi chiếc

yếm rơi xuống, một cô gái tốt, đẹp bị hoàn cảnh xô đẩy mà trở nên tha hóa, nhà văn cho ta một cái nhìn thương cảm với một lớp người dưới đáy xã hội. Họ không phải xấu xa từ bản chất. Ban đầu Hậu vốn rất lương thiện, dòng dõi quan cách. Gia cảnh khánh kiệt đến mức cô phải bán mình để có tiền lo ma chay cho mẹ. Khi chiếc yếm rơi xuống cô trở thành loại gái mà người ta phỉ nhổ khi nhìn thấy nhưng lại rất cần khi nhục dục khát thèm. Hậu nhiều lần muốn thoát khỏi nơi ô nhục để gột rửa những bùn nhơ nhưng chính con người quanh cô quá tàn nhẫn nên cô dù có muốn hoàn lương mà không thể. Họ coi cô là hư nết rồi thì không thể quay về. Hai lần lấy chồng nhưng sự đớn hèn, bạc nhược của hai người chồng và sự cay độc của những người xung quanh khiến Hậu còn ghê tởm họ hơn cả kiếp sống của cô. Thiên tiểu thuyết đã gửi một cách nhìn đầy thương cảm đến kiếp sống của hạng người vốn bị coi thường, khinh rẻ. Cuối tác phẩm về cô gái giang hồ ấy nhà văn bộc lộ suy ngẫm:

Khi mảnh yếm rơi xuống…

Thì người đàn bà phải thay nó bằng cái cooc xê. …

Cuộc đời người đàn bà như nạn nhân trong truyện này, từ thời đại cũ đến thời đại mới, có cả một thảm sử.

Có cả sự nghèo đói. Có cả sự túng quẫn.

Và có cả cái lòng dục thú vật của người đàn ông. …

Khi chiếc yếm rơi xuống…

Thì người đàn bà không mặc nó lên được nữa. Một bàn tay đã in dấu vết vào da thịt thì những bàn tay đàn ông khác xô đến.

Trên cái dấu vết nhơ nhuốc ấy, xã hội khắc một dòng chữ: “Mày đã làm đĩ, thì

Vẫn là sự điềm nhiên đến lạnh lùng nhưng tấm lòng của nhà văn đầy sự cảm

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)