Vai trò của văn học dân gian trong văn Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 150)

6. Cấu trúc luận án

4.4.1.Vai trò của văn học dân gian trong văn Việt Nam hiện đại

Văn học dân gian là một mạch nguồn trong trẻo, dồi dào không chỉ với đời sống tinh thần của nhân dân mà còn góp phần nuôi dưỡng, ấp ủ phôi thai nền văn học viết. Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành

văn Việt Nam, Giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội

nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,…) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú” [153, tr. 53]. Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rõ văn học dân gian đã tác động đến tư duy sáng tác của nhiều tác giả là nhà văn hiện đại trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc Việt Nam. Có lẽ cũng như nhiều người cầm bút khác, Trương Tửu sớm hiểu “việc sử dụng trực tiếp hay gián tiếp những hình ảnh, cốt truyện và phương tiện thi ca của văn học dân gian trong văn học” [40, tr. 258] sẽ hình thành quá trình sáng tạo và tạo nên giá trị cho tác phẩm văn xuôi hiện đại.

Về văn xuôi, văn học dân gian đã sớm ghi lại những dấu ấn khá đậm nét.

Truyện cổ dân gian Việt Nam với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi đã trở thành đề tài cho những tác phẩm văn xuôi chữ

Hán sớm nhất của nước ta. Các tác giả Việt Điện u linh, Lĩnh Nam chích quái,

Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Tang thương ngẫu lục,… đã ghi chép lại truyện dân gian, trên cơ sở đó đã hư cấu lại hoặc ít hoặc nhiều. Như vậy chính các

thể loại truyện cổ dân gian đã khơi nguồn tạo nên thể loại “truyền kì”, “chí quái

nước ta cũng đều khẳng định và tôn vinh giá trị của văn học dân gian. Điều này không chỉ tồn tại trong ý thức mà các tác giả đã vận dụng ngôn ngữ và nghệ thuật của văn học dân gian vào sáng tác của mình một cách sáng tạo.

Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu về sự ảnh hưởng của văn

học dân gian đối với văn xuôi hiện đại. Tiêu biểu trong cuốn Vai trò của văn học

dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam của Võ Quang Trọng [168], đã chỉ ra rất rõ vấn đề này. Văn học dân gian đã kết tinh quá trình sáng tạo của nhân dân qua nhiều thế hệ. Văn học dân gian có giá trị về nhiều mặt không chỉ bồi đắp tâm hồn cho con người Việt Nam mà còn khơi nguồn sáng tạo vô tận đối với nhiều tác giả, Trương Tửu không ngoại lệ, ông nắm bắt những chi tiết hình ảnh trong cổ tích, trong sử thi kết hợp với quan điểm, tư tưởng mới để tạo ra sự cách tân trong đời sống văn học. Hơn thế, song hành với tư duy logi nhà văn mong muốn tạo ra nét mới trong sáng tác. Bên cạnh đó yếu tố tự thân nền văn học, đòi hỏi văn học phải thay đổi. Do bối cảnh lịch sử xã hội đã tạo ra ảnh hưởng, giao lưu giữa văn học dân gian và văn học hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XX. Trương Tửu đã nắm bắt, vận dụng sáng tạo yếu tố này để viết nên những trang viết có sức lôi cuốn người đọc. Cho đến hôm nay, không thể phủ nhận ông là cây bút văn xuôi mang dấu ấn riêng khi vận dụng linh hoạt yếu tố truyền thống và hiện đại trong sáng tác góp phần bồi đắp cho nền văn học dân tộc thêm phần giàu có.

4.4.2. Mô típ, nhân vật trong cổ tích, sử thi được nhà văn vận dụng vào văn xuôi dã sử

Ở hai tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu là Tráng sĩ Bồ Đề Năm chàng hiệp

tuy đậm yếu tố lịch sử nhưng lại mang rất nhiều yếu tố hư cấu. Các chuyện lịch

sử được kể lại vừa có sự kiện, nhân vật lịch sử (Đinh Bộ Lĩnh, Hoàng hậu Ca ông- tức Dương hậu, Lê Hoàn…) nhưng cũng có khá nhiều yếu tố kì ảo như những truyện truyền thuyết trong dân gian kể lại với những căn hầm thâm sâu bí ẩn, những hành động siêu phàm của nhân vật (hành động của tráng sĩ Bồ Đề, tráng sĩ Bạch Hạc, của Cô Năm Hoa Lư…). Qua những tình tiết trong sáng tác, có thể thấy rõ văn học dân gian đã đem lại sự sáng tạo cho nhà văn. Từ những môtíp, những khuôn

mẫu về người anh hùng xuất chúng và kết thúc có hậu thường thấy trong cổ tích, sử thi đã được ngòi bút của Trương Tửu xây dựng thành tác phẩm hiện đại mang dấu ấn của những năm đầu thế kỷ XX. Lấy ví dụ cụ thể, tiêu biểu:

1. Tên truyện Truyện cổ tích Chử Đồng Tử

Tráng sĩ Bồ Đề (Tác giả Trương Tửu)

2. Những môtíp Khơi nguồn sáng tạo cho tác giả dân gian.

Khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn Trương Tửu sáng tác. * Nhân vật chính

có hoàn cảnh mồ côi.

- “Cù Vân chết, Chử Đồng Tử lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn” [18, tr. 40].

- “Cha chàng mới mất, chàng liền bán hết gia tư, điền sản xách kiếm lên đường” [120, tr. 620]. * Những nàng tiên,

cô công chúa hay những cô gái xinh đẹp thường xuất hiện trong truyện rồi trở thành “hồng nhan tri kỉ” của nhân vật chính.

- “có nàng công chúa tên là Tiên Dung, nhan sắc tuyệt trần... Tiên Dung giội nước một lúc hì bỗng nhiên Chử Đồng Tử trồi lên” [18, tr. 40].

- “Người con gái ăn mực kiểu võ sĩ, tay cầm kiếm hiện ra ngưỡng cửa, giữa một vùng ánh sáng tưng bừng... Trước cảnh tượng lộng lẫy đó, Bồ Đề choáng váng cả người... nhìn say đắm” [120, tr. 613].

* Kết thúc có hậu. - “Tiên Dung bảo Đồng Tử

rằng: ...Thiếp với chàng là tự trời xe duyên , việc gì mà từ chối! ...Từ hôm ấy hai người thành vợ chồng” [18, tr. 41].

- Minh Tâm ra đi, cô tìm đến phật đài để cầu nguyện cho Bồ Đề và Tú Lan... “hai người sống đang sung sướng được sung sướng đến trọn duyên kiếp” [120, tr. 751].

Văn học dân gian là nhân tố đã khơi nguồn sáng tạo cho nhà văn. Ông đã phát huy vốn kiến thức tự học và khả năng tư duy để hoàn thành tác phẩm. Trong quá trình phát triển tác phẩm Trương Tửu đã kết hợp với lối tư duy mới, hiện đại nhưng không làm mất đi dấu ấn dân tộc. Tác giả đã đặt mục đích hướng thiện, ca ngợi cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đẹp, loại bỏ cái xấu để vươn tới một giá trị chân - thiện - mĩ. Chàng trai trong Tráng

truyện Chử Đồng Tử, Cây khế... những nhân vật mồ côi bước ra từ câu chuyện

thường có tâm hồn trong sáng, trọng nghĩa tình. Ở tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề của

Trương Tửu, hình ảnh chàng trai mồ côi có tên Bồ Đề giỏi giang xuất chúng, trải qua nhiều khó khăn, nhưng luôn trọng tình, trọng nghĩa. Ở Trương Tửu, ông đã có một tư tưởng mới với những nhận thức mới về một nền văn học hiện đại tất yếu diễn ra tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX nên nhân vật mồ côi được khắc họa trong tác phẩm của ông có sự khác biệt rõ rệt so với nhân vật mồ côi trong văn học dân gian, ngòi bút nhà văn tạo ra nhân vật tài giỏi, hấp dẫn. Không chỉ có vậy môtíp những cô công chúa, cô gái xinh đẹp cũng thường được các em nhỏ yêu thích khi đọc truyện cổ dân gian thì giờ đây tuyến nhân vật này đã được nhà văn đầu thế kỷ XX khắc họa khá phong phú trong tác phẩm hiện đại. Bạn đọc không chỉ thấy những cô tiên dịu hiền, những cô công chúa trẻ trung, xinh đẹp như nàng Tiên Dung, như cô Tấm mà ở các nhân vật nữ như Kim Chi, Tú Lan, Minh Tâm… trong tác phẩm của Trương Tửu đều xinh đẹp, mưu trí, tinh thông võ nghệ dám sống chết cho lý tưởng và mục đích của mình. Họ mạnh mẽ, linh hoạt, bạo dạn và dũng cảm.

“…Tên lính vừa quay người lại, cúi xuống lấy trầu ở gầm bàn thì Ngọc Nữ đã rút dao trong ngực áo, thẳng tay đâm một nhát trúng gáy hắn. Nàng rón rén lại ngục giam, lấy hộp thuốc độc trong túi… châm lửa, ném vào trong ngục… Trong ngục một vài đứa cựa mình…

Ngọc Nữ Biết là thuốc đã có hiệu quả, liền chạy về dinh Định Quốc Công trình báo về việc đầu độc bọn tù nàng vừa làm… Một người gan dạ như Định Quốc Công mà nghe Ngọc Nữ bình tĩnh thuật chuyện cũng phải hồi hộp, phục thầm là nàng can đảm phi thường- và tàn nhẫn cũng phi thường” [120, tr. 697].

Môtíp kết thúc có hậu khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn đã mang lại giá trị nhân đạo cho tác phẩm. Kết thúc có hậu của nhiều câu chuyện cổ tích cho thấy cái thiện luôn chiến thắng cái ác, trong cổ tích những người ngay thẳng, thật thà, nghĩa hiệp suy nghĩ giản đơn không thù hận luôn gặp may mắn. Bồ Đề trong tác phẩm của Trương Tửu mặc dù trải qua vô vàn khó khăn, nhất là khi lý tưởng, mục đích không

thành nhưng kết thúc nhân vật chính vẫn được ở bên người mà chàng thương yêu.

Khi tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề kết thúc, chiến thắng tuy chưa thuộc về chính nghĩa

là đảng Từ Bi nhưng nhân vật chính là tráng sĩ Bồ Đề đã để lại trong tâm trí người đọc là sự cảm mến, ở chàng có nét hao hao với Thạch Sanh hay những nhân vật theo môtíp “tráng sĩ” trong thế giới cổ tích của nhân dân. Tráng sĩ Bồ Đề hay Bạch Hạc đều phi phàm nhưng họ cũng thật đời thường với những mối tình lãng mạn, những ham muốn tự nhiên của tạo hóa. Khi nhà văn diễn tả tâm trạng của Bồ Đề và Tú Lan” Bồ Đề nhìn theo bóng giai nhân, lòng mênh mang khó hiểu... chàng cảm động rạt rào vì một người con gái” [120, tr. 614], “Bồ Đề rộn rạo cả tâm hồn. Lúc Tú Lan đứng lên, chàng gặp ngay cặp mắt nàng quay nhìn mình. Cái nhìn đủ nói dài về tình yêu của hai linh hồn hào hiệp ấy” [120, tr. 675]. Khi Kim Chi gặp tráng sĩ Bạch Hạc tại phủ Võ Vệ Hầu:

“ …Thiếu nữ (Tức Kim Chi hay còn gọi là Ngọc Nữ) lẳng lơ hỏi: -Thế thì còn là gì nữa?

…Thiếu nữ đỏ bừng mặt, trách ngọt ngào: -Tráng sĩ Bạch Hạc say rồi!

Bạch Hạc mê loạn tâm thần:

- Vâng, tôi say, say lắm. Không phải là say rượu, không phải say kiếm pháp, tôi say vì cái nhan sắc diễm lệ của mỹ nhân.

Bạch Hạc còn nói nhiều nữa, nhưng người thiếu nữ nguýt chàng âu yếm”… [120, tr. 689- 690].

Như vậy, Trương Tửu đã vận dụng linh hoạt các yếu tố trong văn học dân gian đồng thời ông kết hợp những nét mới trong tư duy nghệ thuật do tiếp thu của nền văn học phương Tây để cho ra đời tác phẩm văn xuôi hiện đại nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đọc giả. Nhân vật anh hùng trong sử thi của văn học dân gian Việt Nam đã được vận dụng sáng tạo. Lấy ví dụ tiêu biểu:

Nhân vật Nhân vật sử thi Nhân vật tiểu thuyết

Tên nhân vật Đam San Bồ Đề

Thân hình, diện mạo

- “Dẻo như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối” [18, tr. 27]

- “Dáng dấp khoan thai” [120, tr. 601]

- “khuôn mặt Bồ Đề đẹp như một thứ đẹp hùng vĩ, thiên thần”

Tiếng nói, tiếng cười

- “Tiếng nói cười của chàng nghe như sấm vang sét đánh. Chẳng ở đâu có người cười nói như Đam San” [18, tr. 27]

-“Ngọt ngào mà mạnh như một nghiêm lệnh” [120, tr. 607] - “Giữa ánh lửa hồng dáng điệu và lời nói của Bồ Đề như của một thiên thần làm rung động mãnh liệt các tâm hồn có mặt” [120, tr. 674]

Trang phục

- “Đầu đội khăn kép, vai mang túi da”

- “Đam san cưỡi ngựa ra đi. Chàng khoác áo màu đen, màu trắng. Tay cầm lao. Gươm giắt thắt lưng” [18, tr. 26]

-...“một ngựa, một người xách kiếm sống cuộc đời lãng du” [120, tr. 620]

Thể lực, hành động và tài năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đam San dũng cảm, gan dạ muốn vươn tới đỉnh cao của vũ trụ, chàng một mực đi tìm đường đến nhà nữ thần mặt trời. Đam San có sức khỏe phi thường “Chặt sườn núi... giết tê giác... giết hùm... giết quạ diều... giết ma quỷ...” [18, tr. 29]

- Bồ Đề là người dũng cảm, tài giỏi nhưng luôn có thái độ điềm đạm, kín đáo. Bồ Đề được đánh giá qua lời của Bạch Hạc chàng là người “giàu lòng nghĩa hiệp, giàu lòng nhân từ”. Qua lời Nam Việt Vương “chưa hề gặp người nào hiên ngang và hành động hợp lẽ như tráng sĩ”. Bồ Đề có tài bơi lội “bơi lội ngụp lặn chàng đều thông thạo hết” [120, tr. 611], đặc biệt là tài kiếm pháp “Bồ Đề là một tay kiếm cao cấp, trong nước ít có người sánh kịp...” [120, tr. 618]. Trong tất cả những lần giao đấu Bồ Đề luôn mưu trí, dũng cảm.

Phát triển tính cách nhân vật

- Tính cách nhân vật phát triển tự nhiên. Tác giả dân gian miêu tả nhân vật Đam San là người anh hùng của bộ tộc rất thẳng thắn, rõ ràng và dứt khoát, Đam San đã đánh bại hai tù trưởng để bảo vệ hạnh phúc, danh dự và quyền lực.

- Đam San luôn mang khát vọng trở thành tù trưởng hùng mạnh, chàng đã không bằng lòng với những gì đã có đó là hai người vợ với trăm chiêng núm, trăm chiêng bằng, trăm con voi, rừng đầy tràn nồi đồng, đồng nước đầy tràn nồi đồng, lợn dê đầy sân, tiếng tăm vang tận thần núi...

- Đam San cương quyết và dứt khoát đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ cho dù phải đối diện với biết bao hiểm nguy đến tính mạng. Cuối cùng Đam San chết trong

rừng sáp đencủa thần

Sunyrít. Đây là cái chết của người anh hùng trên hành trình vươn tới khát vọng lớn lao, chân chính, đáng ngợi ca, chân trọng.

- Trong toàn bộ tác phẩm, tính cách nhân vật phát triển tự nhiên từ suy nghĩ đến hành động. Trương Tửu khắc họa hình ảnh nhân vật Bồ Đề luôn là người tôn thờ sự hào hiệp, thẳng thắn, dứt khoát, không chấp nhận những cái xấu tồn tại trong xã hội. Chàng thấy bọn lục lâm thảo khấu Ngũ hổ ức hiếp người lương thiện liền ra tay trừng trị. - Chàng không bao giờ tha thứ cho kẻ phản bội. Không thể phản bội sự tin tưởng của rất nhiều người trong Đảng, không thể phản bội Tú Lan.

- Là người kín đáo, trọng tình trọng nghĩa, luôn suy xét trước mọi hành động. Cuối cùng Đảng Từ Bi thất bại, mục đích và lý tưởng của Bồ Đề không thành. Đây cũng là một trong những thất bại mà con người thường gặp phải trong đời sống. Nhà văn để cho nhân vật trải qua thất bại nhưng ngòi bút của nhà văn khá sắc xảo khi ông diễn đạt thành công tâm trạng của nhân vật ở phần cuối tác phẩm, dù ở vào thế thua phải nhìn nhận lại cục diện, phải đánh giá lại tình hình, có chiến lược đứng lên sau thất bại.

Tổng kết

- Qua nhân vật Đam San có thể thấy tác giả dân gian miêu tả nhân vật theo kiểu khái quát hóa về một con người cá nhân có sức mạnh siêu nhiên để thể hiện một khát vọng lớn muốn khám phá, chinh phục tự nhiên của cả một cộng đồng, dân tộc. Đam San là một anh hùng mang tính sử thi trong văn học dân, là biểu hiện cho lý tưởng thẩm mĩ và đạo đức mà tác giả dân gian gửi gắm trong đó.

- Qua nhân vật Bồ Đề, cho thấy nhà văn Trương Tửu đã đưa yếu

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 150)