Từ năm 1945 đến nay

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 37)

6. Cấu trúc luận án

1.2.2.Từ năm 1945 đến nay

Việc nghiên cứu sáng tác văn xuôi của ông gần như chững lại trong một thời gian dài. Vào khoảng những năm 1956 đến 1958, cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm ở miền Bắc diễn ra rất gay gắt và quyết liệt. Trước cái nhìn phiến diện, nặng về quy kết, định kiến của một số ý kiến có trọng lượng lúc bấy giờ đã buộc Trương Tửu phải buông bút trong sự nuối tiếc nghiệp văn chương. Để rồi suốt một thời gian khá dài, các tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu đứng trước thực tế rất đáng tiếc ít được các nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến. Theo tư liệu đã sưu tập được, chúng tôi nhận thấy, sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là vào những năm 1958 - 1960, sự quan tâm của dư luận công chúng tập trung vào các tác phẩm lý luận, phê bình văn học của Trương Tửu. Từ thập niên đầu thế kỷ XXI tới nay, văn xuôi Trương Tửu được quan tâm trở lại. Công việc sưu tầm, tập hợp, nghiên cứu thu được những kết quả rõ rệt.

Năm 2001, công trình Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Từ cuối thế kỷ

XIX đến 1945) - phần “Thư mục tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945 - đã thống kê 7 tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu (Khi chiếc yếm rơi xuống, Khi người ta đói, Một cổ đôi ba tròng, Trái tim nổi loạn, Thanh niên S.O.S, Một chiến sĩ, Một kiếp đọa đày) [1]. Đặc điểm truyện ngắn Trương Tửu được nhận diện: “Truyện ngắn của Trương Tửu có xu hướng đi vào phân tích những éo le uẩn khúc trong các trạng thái đời sống cũng như trong lòng người và đưa ra những triết lý về

nhân thế”. Một số truyện được nhận xét cụ thể: “Truyện Một kiếp đoạ đày gò bó,

thiếu sự linh hoạt tự nhiên và có phần cường điệu Cái tôi của ai tuy lan man, có tính

chất tuỳ bút nhưng đã thể hiện được khả năng phân tích tâm lý, cùng lối văn sắc sảo, khúc kết trong việc diễn đạt những ý tưởng và triết lý của tác giả” [1, tr. 771-774].

Tiếp theo đó, văn xuôi Trương Tửu được tác giả Văn Tâm giới thiệu trong

cuốn Từ điển văn học (Bộ mới): “Về phương diện sáng tác, xu hướng quan tâm và

thái độ bênh vực người nghèo thể hiện rõ trong khá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn” [135, tr. 1865]. Theo Văn Tâm, một số nét hạn chế về nghệ thuật trong văn xuôi Trương Tửu là: “hình tượng nhân vật tích cực của ông còn sơ lược (Hảo trong tiểu

thuyết Một chiến sĩ), và nạn nhân trong xã hội của ông thường gặp nhiều cảnh ngộ

đặc biệt bi đát một cách thiếu tự nhiên (Thiện trong Khi người ta đói). Do đó sáng tác

của ông thiếu sức truyền cảm cần thiết” [135, tr. 1865].

Năm 2009, Nguyễn Hữu Sơn có công trình Trương Tửu - Tuyển tập văn

xuôi; trong đó có bài giới thiệu Văn xuôi Trương Tửu trước cách mạng tháng Tám

năm 1945. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu đã nhận xét khái quát về đề tài, hệ thống chủ đề, bút pháp, giọng điệu trong sáng tác văn xuôi của Trương Tửu: “Các tác phẩm văn xuôi Trương Tửu bao quát một hệ thống chủ đề và phạm vi nội dung hiện thực rộng lớn: Đương đại, lịch sử và dã sử; đấu tranh xã hội, gia đình và cá nhân; đấu tranh giai cấp, tình yêu và phong tục; thành thị ven đô và nông thôn; trí thức, công chức và nông dân… Tác giả cũng sử dụng nhiều phong cách, bút pháp, giọng điệu khác nhau: Đối thoại, độc thoại, dòng ý thức, ghi chép tư liệu, phóng sự, luận đề, sử liệu, thư từ…” [120, tr. 11]. “Có thể chính lối tư duy luận lý mạnh về khảo cứu và phân tích đã chi phối tư duy hình tượng và cảm xúc khiến cho ngòi bút Trương Tửu in đậm phong cách tiểu thuyết - ký sự nghiêng hẳn về “Sinle hóa” [120, tr. 14].

Năm 2010, nhà nghiên cứu Phong Lê có một số ý kiến nhận xét về văn

xuôi Trương Tửu: truyện Một chiến sĩ “văn hơi khô, kiểu văn tranh đấu, văn nghị

luận”; “Tiểu thuyết của Trương Tửu, tuy đã có lối riêng mà Vũ Ngọc Phan gọi là “tiểu thuyết tranh đấu”, “tiểu thuyết xã hội” nhưng chưa tạo được ấn tượng cảm xúc và tư duy hình tượng không phải là nét trội ở ông” [78, tr. 299].

Năm 2010, Phạm Thị Mỹ trong đề tài Đóng góp của Trương Tửu trong lĩnh vực

sáng tác văn học đã tập trung phân tích một số phương diện nội dung và nghệ thuật tiêu biểu và trong văn xuôi trương Tửu. Về phương diện nội dung, tác giả công trình đã đi sâu nhận diện và phân tích các đề tài chính trong văn xuôi Trương Tửu: đề tài sinh hoạt, đề tài tranh đấu, đề tài lịch sử. Ở đề tài sinh hoạt tác giả nhận thấy: “Trương Tửu rất chú ý đến không gian sinh hoạt của con người” [90, tr. 33]. Ở đề tài đấu tranh xã hội: “nội dung mà ngòi bút Trương Tửu thường hướng đến cũng là các vấn đề mà các nhà văn hiện thực hay lãng mạn trước 1945 đã hoặc sẽ lựa chọn. Đó là cuộc đấu tranh giữa các thành phần trong xã hội, kẻ giàu, người nghèo, kẻ thống trị và người bị trị, là

đấu tranh chống lễ giáo, tiếng nói hướng đến khát vọng giải phóng cá nhân”; Khi đề cập đến những vấn đề về thân phận con người, Trương Tửu chú ý đến những khổ nhục mà họ mắc phải” [90, tr. 37]. Tác giả tiếp tục khẳng định “tư tưởng đấu tranh của Trương Tửu” [90, tr. 36] và nêu rõ: “cuộc đấu tranh xã hội trong văn xuôi Trương Tửu là cuộc đấu tranh chống lễ giáo, của cái mới chống lại cái cũ, là đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc” [90, tr. 39]. Ở đề tài lịch sử, tác giả nhận thấy: “Có hai tác

phẩm của Trương Tửu được viết từ cảm hứng lịch sử, đó là Tráng sĩ Bồ Đề, Năm

chàng hiệp sĩ” [90, tr. 41]; “Viết hai tác phẩm trên, Trương Tửu thể hiện một tinh thần yêu nước thầm kín. Cách viết, cách nhìn của ông chan chứa không khí thời đại” [90, tr. 42]. Về nghệ thuật văn xuôi Trương Tửu, Phạm Thị Mỹ đề cập tới các phương diện: nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Đề tài của tác giả là bước phát triển đáng ghi nhận trong quá trình nghiên cứu sáng tác văn học của Trương Tửu. Trong đề tài này, văn xuôi Trương Tửu trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt, nhiều phương diện được đi sâu khám phá, phân tích. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, tác giả công trình chưa tập trung phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa văn xuôi Trương Tửu với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

Trong không khí sôi nổi kỷ niệm 100 sinh của nhà văn Trương Tửu (1913 -

2013), nghiên cứu sinh đã tham gia buổi lễ kỷ niệm với bàiTrương Tửu với những

cống hiến không thể phủ nhận trong lĩnh vực văn xuôi hiện đại đầu thế kỷ XX. Nội dung bài viết chỉ ra cống hiến của Trương Tửu trong lĩnh vực sáng tác văn học, đồng thời so sánh Trương Tửu với một số nhà văn cùng thời như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng để đi đến khẳng định ông là nhà văn hiện thực trong những năm trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà văn chân chính có tài và có tâm.

Trong buổi Hội thảo “Những thí nghiệm của ngòi bút tôi” Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn - Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa (1913 -

1999), tại Thư viện Hà Nội, nghiên cứu sinh tham gia tham luận Quan điểm và cảm

hứng sáng tác văn xuôi của nhà văn Trương Tửu nhằm mang đến hội thảo ý kiến bàn luận về vị trí sáng tác văn xuôi của nhà văn.

Có thể nói các nhà nghiên cứu đi trước và hiện tại đã áp dụng lý thuyết thi pháp học, tự sự học vào việc tìm hiểu đánh giá những tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu nói riêng và toàn bộ sự nghiệp của ông nói chung. Bản thân là tác giả của luận án tôi cũng không ngọai lệ khi tiếp cận hiện tượng văn xuôi Trương Tửu từ những phương diện lý thuyết này. Tôi nhận thấy các phương diện lý thuyết có tầm quan trọng trong việc áp dụng để nghiên cứu đánh giá tác phẩm văn học bởi đó là “một thành tựu lớn của khoa Nghiên cứu văn học thế kỷ XX” [48, tr.9]. Trong số tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu lượng tiểu thuyết và truyện ngắn là chủ yếu do đó việc áp dụng thi pháp tiểu thuyết, thi pháp tự sự để phân tích lý giải là hoàn toàn hợp lý. Việc áp dụng lý thuyết về tự sự học để bóc tách, đánh giá tác phẩm văn xuôi thuộc thể loại truyện ngắn cũng là việc làm cần thiết. Chúng tôi sẽ sử dụng mảng lý thuyết này để nắm bắt tư tưởng của nhà văn, cây bút người Hà Nội trong thời kỳ xã hội chịu ảnh hưởng nhiều trường phái triết học du nhập.

Nhìn khái quát lại giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, hành trình nghiên cứu văn xuôi của Trương Tửu trên từng chặng đường có gia tốc khác khau, song về cơ bản đã thu nhận được những kết quả có giá trị khoa học. Theo hành trình nghiên cứu, tư liệu về nhà văn và các tác phẩm của ông được tập hợp ngày càng đầy đủ hơn; những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong văn xuôi Trương Tửu được xác định ngày càng sáng rõ hơn. Tiếp thu ý kiến của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu đi trước, trong bối cảnh văn học hiện nay có nhiều thuận lợi, đặc biệt dựa trên kết quả nghiên cứu với những quan điểm thống nhất trong vấn đề khẳng định vị trí của văn xuôi trong sự nghiệp văn chương của Trương Tửu, khẳng định mục đích và tâm huyết sáng tác của nhà văn. Một số hạn chế về nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi Trương Tửu đã được chỉ ra phản ánh cái nhìn khách quan của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi tiếp nhận từ công trình của những người đi trước nguồn tư liệu quý giá và những định hướng khoa học thiết thực để triển khai nghiên cứu đề tài luận án, tác giả luận án mạnh dạn tiếp cận “hiện tượng” văn xuôi Trương Tửu nhằm đưa ra những ý kiến riêng góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền Văn học Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 37)