Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 135)

6. Cấu trúc luận án

4.3.Ngôn ngữ

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, ngôn ngữ là những âm, những từ và những quy

tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [108, tr. 688].

Từ ngôn ngữ nghệ thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đường

tiếp nhận văn học phù hợp với bản chất của nghệ thuật ngôn từ. Theo cuốn Lí luận

văn học (Phương Lựu chủ biên), Ngôn ngữ nghệ thuật là: "…một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói "ngôn ngữ ba lê", "ngôn ngữ chèo", "ngôn ngữ điện ảnh". Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó" [84, tr. 185-186].

Đặc điểm chung của thi pháp học cấu trúc là dựa vào mô hình ngôn ngữ, đó không chỉ vì ngôn ngữ là cơ sở của khoa học nhân văn và khoa học xã hội, mà còn vì họ nhận thấy mọi nhận thức không tách rời với sự ràng buộc của ngôn ngữ. Thi pháp học cấu trúc không phải là thi pháp của các yếu tố tách rời, mà là thi pháp về các quan hệ của các yếu tố tạo nên tác phẩm, góp phần tạo nên thành công cho sáng tác của nhà văn. Cùng với một số phương diện nghệ thuật khác, ngôn ngữ trong văn xuôi của Trương Tửu cũng làm nên một phong cách, một giọng điệu độc đáo. Đó là kiểu ngôn ngữ thể hiện được khả năng phân tích tâm lý với lối văn sắc sảo, khúc chiết trong việc diễn đạt những ý tưởng và cũng là ngôn ngữ mang tính triết lý. Ngôn ngữ văn xuôi Trương Tửu có nét cổ điển của xã hội phong kiến còn xót lại nhưng cũng chứa nhiều cách diễn đạt rất mới mẻ, rất táo bạo theo phong cách ngôn ngữ phương Tây. Điểm mạnh (ưu điểm) là lối văn “trác luyện, sáng suốt”, “tỉ mỉ, kỹ càng”, một vốn ngôn ngữ phong phú, độc đáo. Về phong cách Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan nhận diện qua một thiên tiểu thuyết thuộc dòng “đấu tranh xã hội” tiêu

biểu. Đọc Một chiến sĩ, người ta nhận thấy Trương Tửu là một nhà văn lời lẽ hùng

hồn, thống thiết. Những lời ấy nó đánh vào tình cảm người ta hơn vào lý trí người ta, mà người đời thường vị tình hơn theo lý. Trong tiểu thuyết của ông, nhiều chỗ văn ông trác luyện, sáng suốt, lối văn thích hợp cho người muốn bênh vực thuyết của mình. Những đoạn những câu Hiền bày tỏ sự hoài bão của mình cho Như Lan nghe để nàng hiểu mình, đừng có sầu não quá độ là những đoạn thấm thía, dễ cảm người đọc… Với loại sách “có tính cách xã hội”, Vũ Ngọc Phan khảo sát và đánh

giá từng tác phẩm cụ thể: “Quyển Khi chiếc yếm rơi xuống tuy mang cái nhan đề khơi gợi nhưng cả tập tiểu thuyết tuyệt nhiên không có chỗ nào gợi tình hay suồng sã với những hành động dâm đãng hay lả lơi. Nó gần là tập phỏng vấn một gái giang hồ để tìm nguyên nhân trụy lạc của phần đông gái nhà chứa. Cái nguyên nhân ấy là sự đói khát, sự ghẻ lạnh của xã hội và sự cay nghiệt của người đời... Tập tiểu

thuyết xã hội Khi người ta đói của Trương Tửu là một tập ông viết một giọng thô

bạo và hằn học bội phần nếu người ta đem so với các tiểu thuyết khác của ông. Đọc cả truyện, người ta chỉ thấy rặt một màu đen tối, không có lấy một tia hy vọng ở kẻ

nghèo (…). Viết tập Khi người ta đói Trương Tửu cũng nương tựa vào nhiều thành

kiến như trong khi phê bình nên nhiều khi ông thiên vị và tạo nên những việc buồn thảm quá đáng. Người ta thấy Trương Tửu phải chăng hơn khi viết tập ái tình tiểu

thuyết Trái tim nổi loạn (…). Đoạn kết rất là đột ngột và thê thảm. Một truyện ái

tình bi đát, tả bằng những nét hơi đậm một chút nhưng tỉ mỉ, kỹ càng. Chỉ phải vài ba đoạn nghị luận hơi dài, nhắc đi nhắc lại một ý kiến về ái tình và hôn nhân, làm

cho những đoạn ấy kém phần thú vị. Tuy vậy, Trái tim nổi loạn của Trương Tửu

cũng đáng kể là một tiểu thuyết xây dựng khá kỹ càng về sự việc và ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo...

Trương Tửu có khiếu ngôn ngữ và lý luận. Lời nói của ông là một sản phẩm chính xác của máy móc, lý luận của ông chặt chẽ như một dây truyền ngôn ngữ phối trí chặt chẽ, liên kết mạch lạc và rèn rũa với một nghệ thuật tinh vi, tế nhị. Giọng văn của ông, ngôn ngữ của ông là phong cách một nhà hùng biện bẩm sinh. Không do một học đường nào đào tạo. Ông dùng lối văn trác tuyệt đó vào những khảo cứu văn học và triết học, và độc đáo là Trương Tửu viết truyện bằng ngôn ngữ sắc sảo,

đa thanh của mình. Truyện dài đầu tiên của Trương Tửu nhan đề Thanh niên S.O.S

(1938) là tiếng kêu cứu của một thế hệ thanh niên đang suy sụp vì phong trào lãng mạn. Giọng điệu thống thiết, ngôn từ tuy có ảnh hưởng khá nhiều của phương Tây nên khá suồng sã, tự do nói về tính dục nhưng là một thứ ngôn ngữ của tư duy sắc bén, sáng suốt. Với vốn ngôn ngữ phong phú nhà văn nhiệt tình phê phán thực trạng

xã hội mục nát bởi những thói hư tật xấu, bên cạnh đó ông thể hiện lòng nhiệt tình

về mục đích đấu tranh cải biến xã hội, kế tiếp tác phẩm Một chiến sĩ Khi chiếc

yếm rơi xuống (1939) được ra đời từ nhà xuất bản Minh Phương nhưng sau đó những tiểu thuyết này đã bị cấm lưu hành vì lời văn thóa mạ, đả kích mạnh mẽ xã hội An Nam thối nát dưới chế độ thực dân.

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 135)