6. Cấu trúc luận án
1.3.1. Tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại
Văn xuôi Việt Nam hiện đại gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Một giai đoạn với bối cảnh lịch sử, xã hội, kinh tế hết sức phức tạp. Tiến trình văn học nói chung và tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại nói riêng diễn ra như một tất yếu để phù hợp với những yêu cầu của cuộc sống đang thay đổi từng giờ.
Điểm mốc quan trọng trong tiến trình văn xuôi hiện đại, được đánh dấu vào
cuối thế kỷ XIX bằng tiểu thuyết Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng
Quản (1887) được viết bằng chữ quốc ngữ và viết theo kiểu tiểu thuyết phương Tây xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ. Đây là tác phẩm ươm mầm đầu tiên tham dự vào tiến trình văn xuôi hiện đại Việt Nam với những nét mới về kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật.
Đến đầu thế kỷ XX, văn xuôi quốc ngữ của Tân Dân Tử, Nguyễn Tử Siêu, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật, Đặng Trần Phất… đã thu hút được số đông công chúng. Tuy nhiên các tác giả Nam Bộ chưa thoát được lối viết truyền thống, trong các tác phẩm vẫn nhiều lời giáo huấn, giáo điều của luân lý Khổng Mạnh. Mặc dù vậy, cũng phải ghi nhận những nỗ lực của các nhà văn ở cả hai miền Nam, Bắc trong giai đoạn này. Họ đã góp công sức đưa văn học Việt Nam tiến đến con đường hiện đại hóa cũng như nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh những tác phẩm mô phỏng theo tác phẩm của Tàu như trong tác phẩm của Tử Siêu, Dân Tử…, mô phỏng tiểu thuyết của Pháp trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng
đã có những tác phẩm dựa theo truyện dân gian Việt Nam như Quả dưa đỏ của
Nguyễn Trọng Thuật, có tác phẩm viết về cuộc sống đô thị Việt Nam trong giai
đoạn giao thời như Cành hoa điểm tuyết (1921), Cuộc tang thương (1923) của
Đặng Trần Phất đã thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức gìn giữ văn hóa, văn học
Việt. Nổi trội trong thời kỳ này có Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách với nội dung
khai thác mặc dù vẫn dựa vào tiểu thuyết Pháp. Tác phẩm Thầy Lazarô Phiền
dấu mốc bước đầu của sự thay đổi trong tiến trình văn xuôi thì Tố Tâm là minh
chứng cho thấy tiểu thuyết Việt Nam bước vào quá trình hiện đại hóa. Đến những năm 1930-1945 văn xuôi Việt Nam có bước tiến mới với hai khuynh hướng rõ rệt, khuynh hướng lãng mạn đại diện nhóm Tự lực văn đoàn với các tác
phẩm tiêu biểu Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936), Đôi bạn (1937)…và
khuynh hướng hiện thực đại diện là Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng với tác phẩm Tinh thần thể dục, Chí Phèo,
Giông tố, Số đỏ, Tắt đèn…Mỗi khuynh hướng đều có đóng góp vào tiến trình văn học Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước đương thời, mặt hạn chế của Tự lực văn đoàn trong sáng tác đã được các nhà văn hiện thực hoàn thiện, bổ sung để đẩy nhanh tiến trình văn học tiến đến quá trình hiện đại hóa với sự cách tân trên nhiều phương diện của văn xuôi tạo nên một giai đoạn rực rỡ trong lịch sử văn học dân tộc.