Nhân vật tích cực

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 95)

6. Cấu trúc luận án

3.2.1. Nhân vật tích cực

Đây là hệ thống nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất cao đẹp. Họ mang những hành vi cao cả, những hoài bão lớn lao hay những khát vọng bình dị. Họ có tính cách đáng mến trọng. Họ thể hiện lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn, cũng phần nào là lí tưởng của xã hội.

Nhân vật tích cực xuất hiện khá rõ nét trong một số tác phẩm của nhà văn.

Tiêu biểu là những tiểu thuyết mang tính dã sử như Tráng sĩ Bồ Đề hay Năm chàng

hiệp sĩ. Ngoài ra, còn phải kể đến những nhân vật như Hiền, Như Lan, Hảo trong

Một chiến sĩ; hay nhân vật Thông, vợ chồng Huấn (bạn thân của Thông) trong tiểu

thuyết Trái tim nổi loạn; Thiện, Mỹ trong Khi người ta đói; nhân vật “Tôi” với đầy

sự cảm thông, chia sẻ những kiếp đời bất hạnh.

Nhân vật tích cực trong văn xuôi Trương Tửu khá đa dạng. Mỗi nhân vật một tính cách, đặc biệt hơn nhà văn đã để cho nhân vật tự đi đến với số phận của riêng

họ rất khách quan. Nhân vật Hiền, Hảo, Như Lan trong Một chiến sĩ hay tráng sĩ Bồ

Đề trong tiểu thuyết cùng tên, tráng sĩ Kim Sơn, Đông Tùng trong Năm chàng hiệp

sĩ… giúp ta cảm nhận được rõ nét lí tưởng, quan điểm của nhà văn, bởi các nhân vật

ấy có vẻ đẹp được kết tinh trên tinh thần tranh đấu để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đời sống của con người sẽ được thay đổi trong xã hội mới đó. Trong tiểu thuyết

lối sống lành mạnh, có lí tưởng và mục đích sống rõ ràng. Hiền không chấp nhận lối sống luồn cúi, khép mình hay vì tiền để đạt được danh vọng. Anh cũng không chấp nhận một cuộc sống bình thường, êm đềm một cách nhạt nhòa… Với anh, lẽ sống đồng nghĩa với tranh đấu. Với anh, tình yêu đồng nghĩa với cống hiến và hy sinh. Cá nhân phải biết vì cộng đồng và mọi người. Đó là một chàng trai có trái tim khao khát yêu thương với một trái tim nóng hổi tình yêu nhưng cũng sục sôi khát vọng tranh đấu vì xã hội. Với một mục đích sống rõ ràng và chính nghĩa, Hiền và Hảo đã sáng suốt trong suy nghĩ, hành động. Họ can đảm để lại sau lưng những tình cảm ủy mị của gia đình, người yêu để dấn thân vào cuộc đời của một chiến sĩ dám hy sinh vì nghĩa lớn. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng ở những chàng trai nhiệt huyết như Hiền và Hảo, con đường mà họ đi cũng đang ở mức “nhận đường”. Họ vẫn ít nhiều phải băn khoăn, day dứt về con đường mình đã chọn. Họ dám dấn thân trên một con đường chưa nhiều người đi. Đôi khi, ngòi bút Trương Tửu đã lách thật sâu vào nội tâm nhân vật, để cho thấy những băn khoăn, dằn vặt, âu lo.

Hiền là một thanh niên “Thông minh, tài đức của chàng người ta muốn dắt vào một con đường- con đường phú quý- thì chàng dự bị vào dùng một con đường khác - con đường lí tưởng… Nhưng “người chiến sĩ của chúng ta lại có một trái tim đa cảm!” [120, tr. 138]. Từ lâu, Hiền đã tự nhận ra chàng không muốn ngồi trong bốn bức tường của một ngôi nhà hạnh phúc ích kỷ mà “rung đùi ngâm nga bài thơ véo von của tình yêu… Con đường mà cha mẹ chàng, cha mẹ Như Lan, cả Như Lan nữa đã đồng lõa vạch ra kín đáo cho thân thế chàng - con đường của giàu sang nhàn nhã - con đường ấy, Hiền không muốn bước vào, không thể bước vào” [120, tr. 139]. Hiền cứ như một con thuyền bị xô đẩy trên hai dòng thác. Anh đau đớn, dằn vặt giữa lí tưởng và những hạnh phúc bình dị. Anh yêu Như Lan và cũng rất thương mẹ cha. Điều mà Trương Tửu thử thách nhân vật của ông, và cũng thử thách tình cảm của bạn đọc là ông để cho Hiền phải trải qua với những giằng co, đau khổ trong chọn đường. Một bên là hạnh phúc cá nhân mà ai cũng mơ ước. Một bên là lí tưởng đấu tranh của người chiến sĩ vì cộng đồng. Với Hiền, tình yêu nồng nàn, đắm đuối của Như Lan làm chàng tột cùng hạnh phúc thì cũng tột cùng khổ đau. Những khi chàng trai ấy cảm nhận được hạnh phúc trong tình yêu thì lại chính là lúc trái tim

chàng đau khổ: “Thấy tình yêu của Như Lan đối với mình trong trẻo và đằm thắm quá, Hiền cảm động ứa nước mắt” [120, tr. 140]. Bởi để nuôi dưỡng một tình yêu là kết quả sẽ có một gia đình bé nhỏ, đầm ấm. Với người đời, có lẽ như thế là tất cả, nhưng với Hiền: “Bỏ tranh đấu tức là chết. Sống cái đời sát đất của những kẻ hèn nhát, Hiền sẽ héo người đi mà chết. Địa hạt sinh hoạt của chàng phải là tranh đấu- cuộc tranh đấu nguy hiểm, không ngừng. Chàng chỉ có thể tìm được lẽ sống ở những hành động vị tha, ở những hoài bão lớn lao, ở những hy sinh bất vụ lợi… Cả một tinh thần tranh đấu vụt đứng dậy trong linh hồn người thanh niên dũng cảm ấy… Hiền không thể gò ép đời mình trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình. Địa hạt của chàng phải là xã hội vì chỉ có ở đấy chàng mới cảm thấy mình sống” [120, tr. 153-154]. Khi chứng kiến giọt nước mắt của cha mẹ, người yêu, chàng thanh niên ấy mủi lòng để rồi, sau đó ngọn lửa tranh đấu lại bùng cháy mạnh mẽ hơn. Hiền là một trong những điểm sáng của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Trương Tửu, là nhân vật thể hiện rõ nhất lý tưởng đấu tranh của nhà văn.

Một số nhân vật khác, tráng sĩ Bồ Đề hay tráng sĩ Bạch Hạc trong Tráng sĩ Bồ

Đề, tráng sĩ Kim Sơn hay Đông Tùng trong Năm chàng hiệp sĩ cũng là những nhân

vật chính diện tiêu biểu với sự lí tưởng hóa cao của Trương Tửu. Những tráng sĩ ấy có lòng nhiệt huyết và tài năng siêu phàm, một mặt lại là những thanh niên hăm hở vì lý tưởng và cũng có những tình yêu cao đẹp, nồng nàn. Các nhân vật trong tiểu thuyết dã sử của nhà văn Trương Tửu khá hoàn hảo về nhân cách, hành động và tài năng. Các nhân vật tuy sống trong một thời đại của quá khứ nhưng được nhà văn xây dựng với điểm nhìn hiện tại nên có dấu ấn của sự hiện đại hóa. Để nhân vật đạt đến độ lí tưởng hóa, Trương Tửu đã xây dựng nhân vật với màu sắc hư cấu. Nhất là về phương diện tài năng, các nhân vật dường như đều phi phàm, trác việt. Bên cạnh đó, nhân vật chính diện trong tiểu thuyết dã sử còn được khắc họa rõ nét qua đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú. Họ không chỉ tài năng, đức độ, họ còn biết yêu chân thành, dám hết mình cho tình yêu. Những trang văn thể hiện sự rung cảm chân thành và tinh tế về tình yêu đã tô đậm cho nhân vật một vẻ toàn bích, hoàn thiện và lý tưởng. Có lẽ tiểu thuyết dã sử là một mảnh đất màu mỡ để nhà văn ươm trồng những hạt nhân lí tưởng, những nhân vật mà ông khó tìm thấy trong hiện tại, ngoài cuộc sống đương thời.

Nhân vật tích cực trong văn xuôi Trương Tửu đã góp một phần không nhỏ thể hiện những dự đồ sáng tạo, mục đích sáng tác của nhà văn. Qua nhân vật mà ông dụng công hoàn thiện càng thêm hiểu và trân trọng hơn những điều mà nhà văn ấp ủ, kiếm tìm. Đó là hình tượng những con người hoàn mĩ, sống đẹp, điều khó tìm trong cái xã mục nát với những hỗn độn và đồi bại. Đây chính là sự khác biệt của Trương Tửu với những nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố khi xây dựng hình tượng nhân vật chính.

Nhân vật tích cực trong những tác phẩm của Nam Cao là những con người đời thường như Lão Hạc, Hộ… tất cả đều được xây dựng từ việc tác giả khám phá sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, khắc họa rõ nét những con người sống trong xã hội bấy giờ. Nhân vật của ông thường rơi vào những nghịch cảnh. Miếng ăn, cái đói, cái nghèo và nước mắt trở thành nỗi ám ảnh, đè nặng cuộc đời. Sự nghèo nàn, tàn lụi len lỏi vào mỗi số phận, mỗi mái ấm gia đình, làm cho cuộc sống con người trở nên đau thương, quanh quẩn. Nhân vật tích cực của Nam Cao thường bị đặt vào hoàn cảnh chênh vênh bên bờ vực của số phận, của nhân cách và tài năng, bằng ngòi bút hiện thực Nam Cao thiên về phân tích nội tâm nhân vật để khẳng định những giá trị của con người.

Có thể nói, cùng xây dựng những nhân vật tích cực cho tác phẩm của mình nhưng mỗi nhà văn lại có cách khai thác khác nhau và có bút pháp nghệ thuật miêu tả riêng. Không dằn vặt đau khổ cùng quẫn tìm đến cái chết như lão Hạc của Nam Cao, cũng không phải sống khổ sở đến phải xé lòng bán con như chị Dậu, nhân vật tích cực của Trương Tửu mang đến cho ta một cái nhìn lạc quan về xã hội, với những con người có phẩm chất cao đẹp luôn muốn được cống hiến cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu văn xuôi trương tửu trong tiến trình văn học việt nam đầu thế kỷ xx (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)