Phòng Quản lý thi công và chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 56)

IV. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

2. Phòng Quản lý thi công và chất lượng công trình

1. Xây dựng, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành:

a) Chủ trì xây dựng, trình Cục trưởng, trình Bộ ban hành hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ, về: công tác quản lý thi công và chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Cục.

b) Tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghịêp vụ thuocọ phạm vi chuyên ngành quản lý của Cục; chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫ, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý thi công và chất lượng công trình, ứng dụng công nghệ thi công, vật liệu xây dựng tiên tiến vào xây dựng công trình.

c) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục;

2. Tham gia trình Cục trưởng trình Bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm; các chiến lược, quy hoạch vùng trọng điểm, liên vùng, liên tỉnh và các chương trình, đề án, dự án, công trình quan trọng thuộc chuyên ngành lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.

3. Quản lý tiến độ thi công và chất lượng công trình:

3.1. Tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tháng về tiến độ thi công và chất lượng công trình ác dự án do Cục quản lý, để phục vụ chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý của Cục, báo cáo tuần đối với các công trình trọng điểm, theo chỉ đạo của Cục trưởng.

3.2 Quản lý thi công:

a) Chủ trì thẩm định, trình phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình phù hợp với TKKT, tiến độ dự án đã được phê duyệt; tiến độ thi công từng năm đối với các công trình trọng điểm, vượt lũ, cấp bách theo chỉ đạo của Bộ.

b) Chủ trì thẩm định việc điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng (nếu tiến độ bị kéo dài làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt c) Chủ trì, đôn đốc chỉ đạo các Chủ đầu tư thực hiện công tá cphòng chống lụt bão, thiên tai trong xây dựng công trình thuocọ phạm vi quản lý của Cục và tham gia công tác phòng chống lụt bão của Bộ theo chỉ đạo của Cục trưởng và chỉ đạo của Bộ; Chủ trì xác định danh mục các công trình trọng điểm, chặn dòng, vượt lũ cấp bách hàng năm để Cục trình Bộ phê duyệt.

d) Chủ trì hướng dẫn các Chủ đầu tư thực hiện chỉ đạo của Cục, của Bộ về tổ chức khởi công, nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng do Cục quản lý;

đ) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các chủ đầu tư công tác quản lý tiến độ thi công nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ, an toàn và sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả;

3.3. Về công tác quản lý chất lượng:

a) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu xây lắp, mua sắm hàng hoá trong việc thực hiện theo đồ án thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm thi công, biện pháp tổ chức thi công, công tác quản lý về an toàn lao động và môi trường xây dựng đã được phê duyệt.

b) Tham mưu cho Cục tổ chức giám định chất lượng xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, chủ trì thực hiện nhiệm vụ của Cục về công tác nghịêm thi bàn giao theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước và Hội đồng nghiệm thu Bộ các công trình xây dựng được giao; c) Chủ trì trình Cục văn bản đình chỉ tạm thời hoặc báo cáo Bộ xử lý các nhà thầu không đảm bảo tiến độ, chất lượng có thể gây ra sự cố hoặc công trình xây dựng thi công không đúng với thiết kế được duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với các phòng chức năng hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện việc lập, giao nộp, lưu trữ hồ ơ tài liệu công trình xây dựng theo quy định của Nhà nước;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; lập và trình Cục trưởng để trình Bộ báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về chất lượng công trình xây dựng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định hiện hành.

e) Tham gia cùng phòng Thẩm định đầu tư công trình, thẩm định về kỹ thuật trong thẩm định thiết kế cơ ở; dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật (kể cả duyệt điều chỉnh) đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của Cục.

f) Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan, thẩm định khối lượng phát sinh ngoài thiết kế - dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp của Bộ trưởng;

4. Phối hợp với phòng Chế độ - Dự tóan thẩm định về kỹ thuật và tham gia trình cấp thẩm quyền phê duyệt hồ ơ mời thầu (tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, kinh nghiệm) và kết quả đấu thầu theo phân cấp của Bộ trưởng;

5. Phối hợp với phòng Kế hoạch – Tổng hợp xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ về xây dựng cơ bản, quản lý và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật trong phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục.

6. Phối hợp với phòng Kế hoạch – Tổng hợp thực hiện các họat động xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế về chuyên ngành thuocọ phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Cục trưởng. 7. Tham gia xây dựng trình Cục trưởng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu chương trình CCHC của Bộ.

8. Phối hợp với các phòng chuyên môn thực hienẹ nhiệm vụ của Cục về công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra kiểm tóan – phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 9. Được thừa lệnh Cục trưởng ký các văn bản hành chính về công tác quản lý tiến độ và chất lượng công trình xây dựng.

10. Thực hiện nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)