Nguyên tắc cơbản trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 61 - 62)

V. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TỚI QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG 1 Những nội dung cơ bản của Luật Xây dựng

1.Nguyên tắc cơbản trong hoạt động xây dựng

Để hoạt động xây dựng thực sự phát huy hiệu quả, khi tham gia các hoạt động xây dựng, các chủ thể cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản au đây:

a. Tuân thủ quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù hợp tới điều kiện tự nhiên, đặc đ

iểm văn hóa, xã hội. Quy hoạch xây dựng là cơ ở để triển khai các hoạt động xây dựng, kiểm

soát quá trình phát triển đô thị và các khu chức năng, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trư

ờng. Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan, môi trường nhằm định hướng việc xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, tạo lập sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, đảm bảo sự hài hòa trong việc tổ chức không gian và sự đồng bộ việc kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hoạt động xây dựng cũng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm

văn hóa, xã hội từng vùng nhằm khai thác hài hòa các nguồn lực, tạo cơ sở phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của vùng miền.

b. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng là các công cụ quan trọng để quản lý hoạt động xây dựng. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

về xây dựng ban hành còn tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt đ

ộng xây dựng. Việc tuân thủ quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng là cơ sở tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước và xây dựng; giúp các chủ đầu tư, nhà thầu sử dụng tiết kiệm, hợp lý các nguồn lực, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn công trình và tính đồng bộ trong từng công trình, toàn dự án.

c. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con ngườivà tài sản.Chất lư

ợng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản là các yêu cầu quan trọng khi đầu tư xây dựng công trình. Do công trình xây dựng thường có quy mô lớn đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực, có khả năng tác động, ảnh hưởng lớn tới khu vực không gian xung quanh... nên vấn đề chất lượng, tiến độ và an toàn trong xây dựng có ý nghĩa rất lớn. Việc đảm bảo chất lượng, tiến đ

ộ, an toàn khi xây dựng công trình không những là yêu cầu mà còn là trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, đặc biệt đối với chủ đầu tư và nhà thầu.

d. Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả kinh tế, đồng bộ trong từng công trình, trong dự án. Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình là vấn đề quan trọng cần được xem xét trước khi quyết đ

ịnh đầu tư. Mục tiêu tiết kiệm. hiệu quả kinh tế, tạo lập tính đồng bộ trong từng công trình, toàn dự án đòi hỏi các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải thực hiện theo những phương pháp khoa học về tính toán hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án, về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, về giám sát thi công, về quản lý dự án...

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 61 - 62)