I.1. Giới thiệu chung
Ngày nay khái niệm doanh nghiệp đã không còn là điều mới lạ với bất kỳ ai trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, là nơi trực tiếp tạo ra của cả vật chất hay dịch vụ cho xã hội và đất nước. Doanh nghiệp được coi là một phần không thể thiếu của đất nước và một đất nước mạnh giàu không thể thiếu được các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, các văn phòng đại diện buôn bán và dịch vụ, và đặc biệt là tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong một xã hội hiện đại với nền công nghiệp hoá cao thì hình ảnh của một đất nước thường gắn liền với những thương hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp, hiệp hội, tập đoàn kinh tế lớn cùng với sản phẩm và dịch vụ do chúng tạo ra hoặc xây dựng nên. Thậm chí còn có quan điểm cho rằng khi thương hiệu của sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp đến đâu thì biên giới của quốc gia đi đến đó (biên giới mềm). Ví dụ nước Mỹ có các thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm đặc trưng như Coca Cola, KFC, icro oft hay Ford. Các tên như Shell, odafone hay Briti h Airline đại diện cho Anh Quốc. Còn ở Việt Nam cũng có những tên doanh nghiệp và sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như cà phê Trung Nguyên, ữa Vinamilk, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI hay Khu chế xuất Tân Thuận.
Vậy có thể hiểu doanh nghiệp là gì? Yêu cầu cụ thể và hình thức tổ chức của doanh nghiệp ra ao? Đứng trên mỗi góc độ khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhau người ta có các quan điểm khác nhau về doanh nghiệp. Một số cho rằng doanh nghiệp là cỗ máy in tiền. Một số khác lại cho rằng doanh nghiệp là tập hợp một nhóm người có cùng mục đích là lao động, cùng thực hiện một mục tiêu chung để đảm bảo cuộc sống. Trong Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2006 có đưa ra một số định nghĩa có liên quan tới doanh nghiệp như au:
- Doanh nghiệp: là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích inh lợi.
- Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.
- Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ thường trú là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên hệ.
- Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Ngoài ra thì tuỳ tình hình từng loại hình doanh nghiệp mà có các quy định riêng để định nghĩa doanh nghiệp đó. ột số ví dụ về định nghĩa doanh nghiệp:
- Bộ kế hoạch đầu tư đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ: ”Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ ở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại hay kinh doanh cũng đều có hai chức năng luôn gắn chặt chẽ với nhau. Đó là ản xuất và kinh doanh tạo thành một chu trình khép kín trong hoạt động của doanh nghiệp. Chu trình này được thể hiện trong Hình 5 dưới đây.
Hình 5. Chu trình khép kín của một doanh nghiệp
I.2. Mục tiêu của doanh nghiệp
Đa ố các doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là lợi nhuận. Các doanh nghiệp đó gọi là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ sinh lời.
Nghiên cứu thị trường Chọn sản phẩm Thiết kế sản phẩm Chuẩn bị sản xuất Tổ chức sản xuất Điều tra sau tiêu thụ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm Sản xuất hàng loạt Sản xuất thử và thăm dò thị trường
Một số các doanh nghiệp không có mục tiêu là lợi nhuận, mà hướng tới mục tiêu phục vụ các nhu cầu xã hội và dân cư. Các doanh nghiệp này nhận được nguồn trợ cấp bền vững và đầy đủ từ các đơn vị tài trợ như ngân ách nhà nước, vốn đóng góp của xã hội, tiền từ thiện, các cá nhân giàu có, .... Các doanh nghiệp này được gọi là doanh nghiệp công ích, phục vụ xã hội và cộng đồng dân cư.
Đối với cả hai loại doanh nghiệp có mục tiêu là lợi nhuận hay không có mục tiêu là lợi nhuận thì thì tuỳ từng thời kỳ của sản phẩm hay dịch vụ của chứng mà mục tiêu có thể thay đổi theo hướng ngược lại. Ví dụ như với loại doanh nghiệp có mục tiêu là lợi nhuận thì có một số giai đoạn cụ thể họ không đặt mục tiêu sinh lời và chấp nhận lỗ và chi phí cao như các giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tiếp thị sản phẩm mới và mở rộng thị trường. Với loại doanh nghiệp không có mục tiêu là lợi nhuận thì ở một số giai đoạn cụ thể họ vẫn có thể đặt ra yêu cầu cụ thể đối với mức lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Có thể nói mục tiêu lợi nhuận hay không lợi nhuận thay đổi tuỳ thuộc vào vòng đời và các giai đoạn cụ thể của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp.
I.3. Phân loại doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại khác nhau về doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp cụ thể. Sau đây là một số cách phân loại doanh nghiệp phổ biến nhất đang được áp dụng:
- Phân loại theo quy mô doanh nghiệp: gồm ba loại là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa doanh nghiệp và nhỏ. Việc phân loại thế nào là lớn, vừa hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp trên góc độ vốn (vốn pháp định và vốn điều lệ), tổng số lao động và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên việc phân chia này cũng mang ý nghĩa tương đối, mỗi quốc gia có các tiêu chí khác nhau và mỗi thời kỳ phát triển cũng có các tiêu chí khác nhau về vốn hay lao động.
- Phân loại theo hình thức doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp nhà nước: đây là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, cộng đồng, ... do nhà nước giao cho. Có hai loại hình doanh nghiệp nhà nước là: (1) doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, và (2) doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, cung ứng sản phẩm hay dịch vụ theo chính ách ưu tiên của nhà nước và không có mục tiêu là lợi nhuận.
+ Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của luật pháp hiện hành. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( au đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
+ Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp có các quy định của luật định. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
+ Công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( au đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp thương mại Doanh nghiệp dịch vụ Doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp xây dựng Các loại doanh nghiệp khác