Phương pháp chìa khoá trao tay

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 117 - 118)

I. CÁC MỐI LIÊN HỆ HỢPĐỒNG

I.3.Phương pháp chìa khoá trao tay

Phương pháp chìa khoá trao tay mới được hình thành từ những năm 1950 với tất cả các giai đ

oạn của dự án từ khi hình thành ý tưởng cho tới khi công trình hoàn thành đều được tiến hành bởi một công ty hay tổ chức. Có hai hình thức chính là thiết kế - xây dựng và thiết kế - quản lý (Hình 22). Hình thức thiết kế - xây dựng sử dụng thầu chính duy nhất để quản lý hoàn toàn mọi thầu phụ. Thông thường thì có một vài cách để thương lượng hợp đồng trực tiếp giữa nhà thầu và chủ đ

ầu tư, dẫu rằng đôi khi cũng có đấu thầu cạnh tranh. Hình thức thiết kế - quản lý lại sử dụng nhiều nhà thầu riêng biệt theo hình thức quản lý chuyên nghiệp. Dẫu hình thức nào đi nữa thì quá trình xây dựng theo giai đoạn sẽ được áp dụng để tiết kiệm thời gian. Mọi loại hình thức hợp đồng

đều được áp dụng với phương pháp này, tuy nhiên hợp đồng theo giá đơn vị không được ưu thích lắm. Bảng 7 chỉ ra những mặt mạnh và yếu của phương pháp chìa khoá trao tay.

Hình 22. Phương pháp chìa khoá trao tay

Bảng 7. Các ưu điểm và hạn chế trong phương pháp chìa khoá trao tay

 Một công ty duy nhất chịu trách nhiệm cả thiết kế và xây dựng

 Nhiều thầu phụ chuyên về các phần việc cụ thể

 Hợp đồng xây dựng theo hình thức giá cố định, giá trần hoặc giá thương l

ượng

 Một công ty duy nhất chịu trách nhiệm cả thiết kế và xây dựng

 Hợp đồng xây dựng theo hình thức giá cố đ

ịnh hoặc giá thương lượng với thầu chính và thầu phụ

 Hợp đồng xây dựng theo hình thức giá cố đ

ịnh, giá trần hoặc giá thương lượng với nhà thầu công nghệ và xây dựng

Ưu điểm Hạn chế

- Chủ đầu tư chỉ cần một hợp đồng duy nhất với nhà thầu, có bao gồm mọi công đoạn trong thiết kế, thi công và giải pháp kỹ thuật.

- Chủ đầu tư không phải bận tâm và dành nhiều thời gian đến dự án xây dựng.

- Quá trình thiết kế - xây dựng sẽ giảm được nhiều thời gian do áp dụng việc thi công theo giai đoạn.

- Có nhiều khả năng các kinh nghiệm thực tế trong quá trình thi công xây lắp sẽ được áp dụng ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế.

- Những thay đổi được thực hiện dễ dàng trong quá trình xây dựng.

- Thông thường thì tổng chi phí khó dự đoán được. - Nếu thực hiện theo giá trọn gói hay giá trần thì chất lượng công việc có thể sẽ bị giảm xuống trong trường hợp nhà thầu bị lỗ.

- Do chủ đầu tư hầu như không có liên quan trong quá trình thiết kế và xây dựng nên sản phẩm xây dựng cuối cùng có thể không đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng.

- Sự phối hợp thành công giữa quá trình thiết kế và thi công phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thầu, chủ đ

ầu tư hầu như không được biết đến các khó khăn nếu có.

- Chủ đầu tư rất khó yêu cầu thay đổi lớn trong quá trình thi công và thường phải xin phép nhà thầu.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 117 - 118)