V. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TỚI QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG 1 Những nội dung cơ bản của Luật Xây dựng
7. Giám sát thi công xây dựng công trình
Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát. Việc giám sát thi công xây dựng công trình trong thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư
xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt
động giám sát thi công xây dựng. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc loại, cấp công trình.
a. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình một cách thường xuyên, liên tục, trung thực, khác quan, không vụ lợi trong quá trình thi công xây dựng. Việc giám sát phải căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
b. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình;
+ Quyền của chủ đầu tư: Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát
thi công xây dựng; đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng; thay đ
ổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người
giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định; đình chỉ thực hiện hoặc
+ Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình: Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng để tự thực hiện; thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát; xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng; lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát khang đủ
điều kiện năng lực, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại ra các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
+ Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trinh: Nghiệm tthực hiện xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đứng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợpđồng; bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết; không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình; từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
c. Các hành vi bị cấm trong giám sát thi công xâu dựng công trình:
Thực hiện giảm sát không đúng với cam kết trong hồ sơ dự thầu; giám sát khi không đủ điều kiện năng lực hoặc năng lực không phù hợp, thông đồng, móc ngoặc với nhà thầu trong việc nghiệm thu khối lượng, chất lượng; làm sai lệch hồ sơ, thông tin, dữ liệu trong quá trình giám sát và các hành vi bị cấm của pháp luật có liên quan.
8. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, chi phí, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định và được ghi trong Quyết định phê duyệt dự án. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đ
quản lý dư án không phù hợp với điều kiện năng lực; nghiêm cấm việc thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tham gia quản lý dự án để làm sai lệch các nội dung quản lý dự án: lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án không đủ năng lực...
V.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng
Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. - Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn, kiểm tra thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt đ
ộng xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng. - Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước. Bộ xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng. Cán bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
V.2. Những vấn đề của Luật Đất đai liên quan tới hoạt động xây dựng V.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật V.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật
Luật đất đai quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về
đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm: Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý
nhà nước về đất đai, người sử dụng đất và các các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc gắn quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và thực hiện, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình là yêu cầu quan trọng để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển còng nghiệp, đô thị, khu dân cư một cách bền vững.
Ở cấp quốc gia và địa phương, quy hoạch sử dụng đất xác định tổng nhu cầu đất cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có đất phục vụ mục đích đầư tư xây dựng công trình và phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát Triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất nêu rõ kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, khu dân cư....
Đối với công công trình, dự án đã có chủ đầu tư thì trong kế hoạch sử dụng đất sẽ có danh mục nêu rõ quy mô sử dụng đất, địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và tiến độ thu hồi đất. Sự gắn kết,
đồng bộ, phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng tạo thuận lợi rất lớn trong việc đầu tưu xây dựng các công trình.
Chính phủ là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất trong phạm vi cả nước trình Quốc hội quyết định. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý Chính phủ là cơ quan xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND các cấp xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp.
V.2.3. Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sự dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình dựng công trình
1. Khái niệm
Giao đất để đầu tư xây dựng công trình là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất nhằm thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, thông thường Nhà nước sẽ thực hiện thủ tục giao đất có thủ tục sử dụng đất.
Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất với thời hạn ổn định là 5 năm. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh thời hạn thuê thì đơn giá thuê đất sẽ được điều chỉnh.
Chuyển mục đích sử dụng đất là việc Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đ
ất theo nhu cầu sử dụng đất lẫn cơ sở hồ sơđề nghị chuyển đổi theo quy định.