MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG CỦA NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 125 - 129)

Việc đổi mới công nghệ quản lý xây dựng là một cuộc cách mạng nhằm từ bỏ các phương pháp quản lý cũ thiếu linh hoạt, chưa hướng vào khách hàng và nguời ử dụng, xem nặng hình thức hơn là kết quả công việc để chuyển sang một phương pháp mới nhằm đảm bảo công trình chất lượng tốt, phục vụ khách hàng tốt hơn. Xu thế quản lý mới của các nước trên Thế giới trong thế kỷ 21 là thay đổi phương thức quản lý từ theo mô hình quản lý hàng dọc sang mô hình quản lý hàng ngang, từ quản lý trực tuyến sang quản lý một cách đan xen và làm việc theo nhóm nhằm phân công lao động hợp lý, phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia.

Sau đây là mô hình quản lý theo lý thuyết , đã được nhiều nước trên Thế giới công nhận:

Hình 26. Sơ đô mô hình tổ Hình 27. Sơ đồ mô hình tổ chức chức quản lý hàng dọc quản lý hàng ngang

Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới: 50% thành công của quản lý thuộc về lãnh đạo, 25% thuộc về giáo dục và 25% thuộc về người lao động”. Theo cách đánh giá khác của thuyết Deming: 94% thuộc về hệ thống, chỉ có 6% thuộc về người lao động. Cách thực tổ chức thực hiện quản lý công trình xây dựng ở các nước cũng có ự khác nhau, điển hình ở một nước như au:

I.1. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Nga

Ở Liên bang Nga, Ủy ban Nhà nước về xây dựng thay mặt Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước (QLNN) về công trình xây dựng, giúp Bộ trưởng chủ nhiệm ủy ban thực hiện chức năng QLNN về chất lượng công trình (CLCT) là Tổng Cục quản lý CLCT xây dựng. Trong công cuộc đổi mới, Ủy ban Nhà nước về xây dựng đã xây dựng mô hình hoạt động với sự tham gia của các doanh nghiệp Tư vấn giám sát (TVGS), Quản lý dự án (QLDA) chuyên nghiệp. Nhà nước đã xây dựng trương trình đào tạo kỹ ư TVGS thống nhất cho toàn liên bang và cho phép 18 Trường đại học và các Viện nghiên cứu được tổ chức đào tạo. Ủy ban cũng ủy quyền cho các nước cộng hòa và cấp giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh cho các kỹ ư TVGS và các doanh nghiệp tư vấn xây dựng. Liên bang Nga coi việc xây dựng một đội ngũ kỹ ư TVGS có tính chuyên nghiệp cao là yếu tố quyết định của quá trình đổi mới công nghệ quản lý CLCT xây dựng. Vì vậy họ rất chặt chẽ trong việc đào tạo để nâng cao chất lượng kỹ ư.

I.2. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Mỹ

Ở nước Mỹ dùng mô hình ba bên để quản lý CLCT xây dựng với nội dung như au: - Bên thứ nhất là Nhà thầu, người sản xuất tự chứng nhận CLSP của mình;

- Bên thứ hai là sự chứng nhận của khách hàng về CLSP có phù hợp với tiêu chuẩn các quy định của công trình hay không;

- Bên thức ba là sự đánh giá độc lập của một tổ chức nhằm định lượng chính xác tiêu chuẩn về chất lượng, nhằm mục đích bảo hiểm hoặc giải quyết các tranh chấp. Các doanh nghiệp xây dựng ở Mỹ đã áp dụng ISO 9000 để quản lý CLCT xây dựng và đặc biệt sau nhiều thất bại trong cuộc cạnh tranh với Nhật Bản, các doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng áp dụng hệ thống QLCL toàn diện và đã thu được rất nhiều thắng lợi.

I.3. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Pháp

Ở Pháp lại có một quan điểm rất riêng độc đáo đó là quản lý chất lượng các công trình xây dựng (CTXD) dựa trên việc bảo hiểm bắt buộc. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi công trình không có đánh giá về chất lượng. Bên cạnh đó, họ áp dụng phương pháp thống kê số học để tìm

ra các công việc và giai đoạn bắt buộc phải kiểm tra, để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra khi công trình kém chất lượng. Các tiêu chí kỹ thuật cần kiểm tra ở công trình như au:

- Mức độ vững chắc của công trình;

- An toàn lao động và phòng chống cháy nổ - Tiện nghi cho người sử dụng

- Kinh phí chi cho kiểm tra CLCT khoảng 2% tổng giá thành.

Về việc bảo hành và bảo trì, Luật ở nước này quy định các chủ thể tham gia xây dựng phải có trách nhiệm bảo hành và bảo trình sản phẩm của mình trong thời hạn 10 năm. Ngoài ra, một quan điểm hết sức cứng rắn đó là: bắt buộc bảo hiểm chất lượng công trình với tất cả các chủ thể tham gia xây dựng gồm chủ đầu tư (CĐT), tư vấn thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, TVGS.... nếu không mua sẽ bị cưỡng chế. Thông qua việc bảo hiểm bắt buộc các nhà bảo hiểm tích cực thực hiện chế độ giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công để bán bảo hiểm và để không phải gánh chịu các chi phí rủi ro. Chế độ bảo hiểm bắt buộc các bên tham gia phải nghiêm túc quản lý, giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình và cũng là bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của khách hàng.

I.4. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Singapore

Ở Singapore chính quyền quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án xây dựng. Ngay từ khi lập dự án phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch tổng thể, về an toàn, về phòng chống cháy nổ, về môi trường, mới được các cơ quan có trách nhiệm phê duyệt. Trước khi triển khai thi công, các bản vẽ thi công phải được kỹ ư TVGS kiểm tra và xác nhận là thiết kế đúng, đảm bảo chất lượng thiết kế. Một công trình được chính quyền cho phép nếu có đủ 3 điều kiện sau:

-Dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; -Bản vẽ thi công đã được Cục kiểm soát phê chuẩn;

-Chủ đầu tư đã chọn được kỹ ư TVGS hiện trường và cũng phải được Cục kiểm soát chấp thuận.

Trong quá trình thi công, chính quyền không kiểm tra hiện trường mà kiểm tra tình hình qua báo cáo của CĐT, Cục kiểm soát có quyền kiểm tra nhà thầu và kỹ ư TVGS hiện trường. Sau khi CTXD xong, để cấp giấy phép cho sử dụng, Cục kiểm soát xây dựng sẽ kiểm tra sự phù hợp các quy định của pháp luật liên quan đến việc nghiệm thu hay các yêu cầu về an toàn đã được phê chuẩn. Chính quyền quản lý công trình trong suốt quá trình khai thác sử dụng và kiểm tra định kỳ còn công tác đảm bảo chất lượng của chủ sở hữu được tiến hành đối với công trình nhà ở 10 năm một lần và các công trình khác là 5 năm 1 lần.

I.5. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Nhật

Ở Nhật Bản có 4 loại văn bản pháp quy quy định chi tiết về quản lý chất lượng xây dựng và an toàn, đó là:

- Đạo Luật đẩy mạnh công tác đảm bảo CLCT công cộng dành cho các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương. Nội dung chủ yếu không phải về CLCT xây dựng mà là tiêu chuẩn hóa công tác đấu thầu của các dự án xây dựng;

- Đạo Luật ngành xây dựng cho các công ty xây dựng;

- Luật đẩy mạnh cách thức đấu thầu và thực hiện hợp đồng cho các công trình công cộng dành cho các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương;

- Luật kế toán cho các cơ quan Chính phủ.

 Quyền hạn trách nhiệm của các cơ quản QLNN như au:

 Đối với các Bộ: Soạn thảo các văn bản pháp qui (Luật, Nghị định, Thông tư) trong đó, qui định những nguyên tắc và những trình tự cơ bản về QLDA xây dựng như: Soạn thảo những Thông cáo của Bộ, Hướng dẫn, Sổ tay… nhằm hướng dẫn chi tiết các trình tự cho công tác lựa chọn nhà thầu, đấu thầu, giám sát thi công, kiểm tra, qui trình QLCL thi công, đánh giá việc thực hiện công việc của nhà thầu; Tiêu chuẩn hóa các mẫu hợp đồng và Chỉ dẫn kỹ thuật; Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng ở các cơ quan thuộc Bộ để thực thi các dự án xây dựng

 Đối với chính quyền địa phương: Soạn thảo các quy định ở địa phương tuân theo những văn bản pháp quy của Chính phủ như: Xây dựng những Hướng dẫn, Sổ tay, Mẫu hợp đồng, Chỉ dẫn kỹ thuật và Tiêu chuẩn kỹ thuật của riêng địa phương. Sử dụng các Sở và các cơ quan để thực thi các dự án ĐTXD.

Các chủ thể khác vận dụng các văn bản hướng dẫn của các cơ quan QLNN để thực thi công việc quản lý ĐTXD.

Sau đây là một số tham khảo về hoạt động quản lý chất lượng và quản lý an toàn CTXD của Nhật:

- Chủ đầu tư chỉ chịu trách nhiệm thực hiện các dự án theo đúng chuyên ngành của mình và rất ít khi quản lý các dự án đa ngành nghề;

- Mỗi mỗi dự án, CĐT tổ chức lập một chỉ dẫn kỹ thuật và Sổ tay hướng dẫn về chất lượng thi công và quản lý an toàn;

- Các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thiết kế, thi công, giám át được quy định trong hợp đồng hoặc trong Chỉ dẫn kỹ thuật;

- Phân loại và phấn cấp công trình do các Bộ, ngành quyết định;

- Quy định về trình tự các công tác Khảo sát xây dựng, Thiết kế xây dựng và Thi công…, thông thường được đưa thành các Quy tắc nội bộ hay các Hướng dẫn kỹ thuật, chứ không thành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định;

- Quy định về điều kiện năng lực các chủ thể tham gia xây dựng trong Nghị định không bao gồm các đơn vị tư vấn và Nhà thầu. Vì họ cho rằng các đơn vị này là các thực thể riêng và trách nhiệm của các đơn vị này nằm trong phạm vi điều chỉnh của hợp đồng. Mặt khác Tư vấn chỉ là trợ giúp cho CĐT và Ban QLDA. Chủ đầu tư không ủy thác hay giao phó quyền cho tư vấn mà tư vấn có vai trò là nguời cung cấp thông tin để CĐT ra quyết định. Có nghĩa là CĐT và Ban QLDA phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và giám sát dự án xây dựng của mình.

Dưới đây là mô hình quản lý chất lượng của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Du lịch & Giao thông Nhật Bản (Bộ MLIT)

Hình 29. Sơ đồ cớ cấu mô hình quản lý ĐTXD công trình của Bộ MLIT [2]

Mô hình quản lý đầu tư XDCT của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Du lịch & Giao thông Nhật Bản (Bộ LIT), như au: chủ đầu tư là các Cục thuộc Bộ, đóng tại các vùng trên cả nước Nhật, với mỗi CĐT sẽ thực hiện quản lý khoảng 100 dự án (80 nhân sự), mỗi Ban QLDA được giao quản lý 6- 10 dự án; nhân sự của các Ban QLDA được luân chuyển thường xuyên giữa các Ban, điều này giúp cho nhân sự của CĐT và các Ban QLDA luôn được nâng cao năng lực và kinh nghiệm trong quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích các mô hình quản lý (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)