Thương nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 26)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Thương nghiệp

Do ở vị trí trung tâm của xã Tân Ninh, giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường sông nên hoạt động giao lưu buôn bán phát triển rất sớm ở Quảng Xá. Nơi trao đổi buôn bán chính là chợ làng. Đối với Quảng Xá đó là chợ Bến (được lập năm 1928). Ngày xưa, chợ này được đặt ở cuối làng gần với con sông để thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thuỷ. Nhưng ngày nay, do giao thông phát triển

28

nên chợ được đưa về đầu làng, nằm ở cổng vào làng nên người dân quen gọi là

chợ Cổng”. Chợ Cổng còn được dân làng gọi là “chợ Chạy”. Sở dĩ có cái tên này

là vì chợ này được bà con tập trung từ lúc 4giờ sáng và đến khoảng 7 giờ là tan, những người buôn bán ở đây tiếp tục lên chợ Xã để bán. Vì chợ chưa tan mà họ đã dọn hàng đi chợ khác nên gọi là chợ Chạy.

Lúc đầu chợ này rất nhỏ, ít hàng hoá nhưng đến giờ thì trong chợ hàng gì cũng có, người bán, người mua ra vào tấp nập nhộn nhịp. Chợ không chỉ là nơi trao đổi mua bán mà còn là nơi giao tiếp cộng đồng, nơi hò hẹn gặp gỡ của lứa đôi, cũng là nơi phô diễn tay nghề khéo léo của những người thợ thủ công và “duy trì kinh tế tiểu nông”[11;239]. Mấy trăm năm qua chợ làng đã đóng vai trò thương nghiệp rất quan trọng. Với hệ thống lều, quán; với việc tổ chức họp chợ và các loại hàng hoá trao đổi đã tạo nên nét đẹp văn hoá chợ ở làng quê Quảng Xá.

Có thể thấy, là một làng thuần Việt nên kết cấu kinh tế của làng Quảng Xá là kết cấu “kết hợp chặt chẽ cả ba thành phần kinh tế nông, công, thương nghiệp. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp hoà quyện vào nhau thành một thể thống nhất đã tạo ra một dạng kết cấu vừa mềm dẻo vừa bền vững” [39;120]. Đối với làng Quảng Xá, nông nghiệp vẫn đứng hàng đầu trong thể thống nhất đó nên có cơ sở vững chắc tạo nên tính ổn định, bền vững trong sự phát triển của làng.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)